Thứ Ba, 08/01/2019 09:56

Ủy ban châu Âu nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Eurozone

Ủy ban châu Âu ước tính nền kinh tế EU sẽ tăng trưởng lần lượt 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 4,3% và 4,4% đưa ra hồi tháng Năm.

Kinh tế nhiều nước có dấu hiệu khởi sắcECB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone trong năm 2018 và 2019

Đồng tiền mệnh giá 100 euro tại Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/7 đã nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), theo đó ước tính nền kinh tế EU sẽ tăng trưởng lần lượt 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 4,3% và 4,4% đưa ra hồi tháng Năm.

Bên cạnh đó, EC cũng đưa ra mức dự báo lạm phát của 19 nước trong Eurozone cao hơn, song tăng trưởng giá tiêu dùng chậm hơn.

Cụ thể, lạm phát của Eurozone có thể lên mức 1,9% trong năm nay, tăng so với mức 1,7% đưa ra trong dự báo hồi tháng Năm. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đặc mục tiêu giữ lạm phát của Eurozone dưới mức 2%.

Tuy nhiên, EC cũng cảnh báo lạm phát có thể cao hơn dự báo nếu hạn chế nguồn cung dai dẳng hơn và áp lực giá cả đẩy giá tiêu dùng mạnh hơn.

Theo EC, nguyên nhân khiến ủy ban này điều chỉnh dự báo phần lớn là do các nền kinh tế của Eurozone đã mở cửa trở lại trong quý 2/2020 và du lịch dự kiến cũng được thúc đẩy trong EU.

Bên cạnh đó, EC cũng cảnh báo nguy cơ triển vọng kinh tế vẫn ở mức cao, do đó, hối thúc các nước đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm khống chế các mối đe dọa do sự lây lan và xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta.

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trước phản ứng tích cực của hoạt động kinh tế sau khi Chính phủ Italy nới lỏng các hạn chế, Ủy ban châu Âu cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nước này lên 5% trong năm 2021, cao hơn so với dự báo 4,2% đưa ra trong mùa Xuân.

EC nêu rõ mặc dù chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, song hoạt động kinh tế tại Italy phục hồi nhanh hơn so với dự kiến và tăng nhẹ trong quý đầu năm 2021.

Những dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất và các thống kê khảo sát về doanh nghiệp và người tiêu dùng cho thấy GPD của Italy sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.

Về chỉ số lạm phát, EC cho rằng việc tăng giá dầu sẽ khiến chỉ số lạm phát tăng lên 1,4% trong năm 2021 và trở lại mức 1,2% trong năm 2022.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.