Chủ Nhật, 08/12/2019 09:49

Vaccine và cách phòng ngừa, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Gần đây, vaccine đậu mùa khỉ đã được một số quốc gia có nguồn cung hạn chế chấp thuận sử dụng. Một số quốc gia có thể giữ các sản phẩm vaccine đậu mùa và sử dụng chúng theo chỉ dẫn quốc gia để chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Hãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉWHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầuBiến đổi khí hậu đứng sau các mô hình mưa bất thường ở châu ÂuĐậu mùa khỉ gây nên “nguy cơ trung bình” cho sức khỏe cộng đồngHãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ ngày càng xuất hiện ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Tùy vào từng quốc gia, các loại vaccine có thể được cung cấp với số lượng hạn chế thông qua các cơ quan có thẩm quyền quốc gia.

Bất chấp những vấn đề liên quan đến nguồn cung vaccine, việc tiêm chủng hàng loạt là không được khuyến khích, cũng như không được yêu cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ; mọi nỗ lực phải được thực hiện để kiểm soát sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người thông qua việc phát hiện và chẩn đoán sớm các ca bệnh, cách ly và truy vết tiếp xúc.

Tất cả những quyết định về việc chủng ngừa bằng vaccine đậu mùa, hoặc đậu mùa khỉ phải dựa trên đánh giá rủi ro và lợi ích trên cơ sở từng trường hợp.

Khả năng lây nhiễm

Tại những khu vực có virus lưu hành, nhiều loài động vật có vú hoang dã khác nhau được đã được xác định là nhạy cảm hơn đối với virus đậu mùa khỉ. Một số loài không có triệu chứng, đặc biệt là những loài bị nghi ngờ mang mầm bệnh, là ổ dịch như loài gặm nhấm. Những loài khác, chẳng hạn như khỉ và vượn lớn có biểu hiện phát ban trên da tương tự như những biểu hiện của người. Cho đến nay, chưa ghi nhận báo cáo nào cho thấy vật nuôi trong nhà bị nhiễm đậu mùa khỉ. Cũng chưa có báo cáo về việc đậu mùa khỉ lây nhiễm từ người sang động vật. Tuy nhiên, kịch bản này vẫn có nguy cơ, các chuyên gia cho hay.

Tụ tập đông người

Các cuộc tụ tập đông người có thể là môi trường thuận lợi cho sự lây lan của virus đậu mùa khỉ nếu có những tiếp xúc gần gũi, kéo dài và thường xuyên giữa người với người, bởi khả năng tiếp xúc với các vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng dính virus là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Mặc dù hoãn, hoặc hủy các cuộc tụ tập ở những khu vực đã phát hiện và ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ không được yêu cầu như một biện pháp bắt buộc, song vẫn có những biện pháp phòng ngừa có thể được xem xét như:

Thông tin về dịch tễ học, sự lây truyền và cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ nên được chia sẻ với những người trong tương lai có lịch trình tham dự vào những hoạt động, sự kiện đông người...

Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ và COVID-19 có mức độ lây nhiễm khác nhau, song một số biện pháp chống dịch COVID-19 được áp dụng như giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên cũng có hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của virus đậu mùa khỉ.

Thêm vào đó, cần tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm cả quan hệ tình dục...

Du lịch quốc tế

Dựa trên thông tin hiện có vào thời điểm này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng bất kỳ biện pháp nào liên quan đến du lịch quốc tế cho khách đến và đi.

Tuy nhiên, bất kỳ trường hợp nào có triệu chứng tương tự như phát ban trong quá trình du lịch, hoặc khi trở về phải thông báo ngay cho các chuyên gia y tế, bao gồm cả thông tin về chuyến du lịch gần nhất, cũng như tiền sử tình dục và lịch sử tiêm chủng bệnh đậu mùa. Những người được xác minh là có tiếp xúc gần với ca bệnh đậu mùa khỉ là đối tượng được theo dõi sức khỏe. Do đó, họ nên tránh thực hiện các hoạt động du lịch, kể cả du lịch quốc tế, cho đến khi hoàn thành thời gian theo dõi diễn biến sức khỏe.

WHO kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên, cơ quan y tế ở tất cả các cấp, các bác sĩ lâm sàng, đối tác trong lĩnh vực y tế và xã hội... nhanh chóng triển khai hành động ứng phó để ngăn chặn sự lây lan tại địa phương, cũng như ngăn chặn sự lây lan mở rộng của bệnh đậu mùa khỉ ra nhiều quốc gia khác. Hành động cần được thực hiện khẩn cấp trước khi virus biến mình thành mầm bệnh ở người, với khả năng lây nhiễm từ người sang người ngay cả tại những quốc gia, khu vực có bệnh lưu hành hoặc không lưu hành.

Trong dòng tin có liên quan, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) mới đây đã yêu cầu nhà sản xuất vaccine đậu mùa khỉ Bavarian Nordic cung cấp thêm 36.000 liều trong tuần này như một phần bù đắp cho sự thiếu hụt trong kho dự trữ vaccine của Mỹ.

Theo đó, HHS cho biết, lượng vaccine trên sẽ được bổ sung vào 36.000 liều hiện có tại Kho Dữ trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ.

Được biết, vaccine của Bavarian Nordic, được gọi là Jynneos được chấp thuận để sử dụng cho mục đích điều trị cả bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa.

Ngoài vaccine của Bavarian Nordic, Mỹ còn có hơn 100 triệu liều ACAM2000, một loại vaccine đậu mùa của công ty dược phẩm Emergent BioSolutions cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh đậu mùa ở khỉ.

Tính đến ngày 3/6 vừa qua, chính phủ Mỹ đã cung cấp khoảng 1.200 liều vaccine và 100 liệu trình điều trị ở Mỹ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đến nay nước này xác nhận 25 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. CDC kêu gọi các bác sĩ Mỹ xét nghiệm đậu mùa khỉ ngay khi nghi ngờ có ca bệnh, tuy cho rằng có sự lây lan bệnh ở cấp độ cộng đồng, song nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng nói chung vẫn ở mức thấp.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times & Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Điều trị cơ xương khớp mùa lạnh
Điều trị cơ xương khớp mùa lạnh

Nhiệt độ xuống thấp khiến căn bệnh cơ xương khớp ở người già “trỗi dậy”. Việc điều trị phải nắm rõ nguyên nhân bệnh, các bác sĩ khuyến cáo không nên tin dùng các loại thuốc gia truyền trên mạng. Ngoài ra, cũng cần giữ gìn sức khỏe, tập luyện nhằm tránh tình trạng thoái hóa khớp.