Thứ Bảy, 24/08/2019 10:14

Vì sao CDC châu Phi đề nghị thế giới tạm ngừng tài trợ vaccine COVID-19?

Ông John Nkengasong, giám đốc của CDC châu Phi, cho biết cơ quan này sẽ yêu cầu quốc tế tạm dừng tất cả các đợt gửi tặng vắc xin COVID-19 đến quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

WHO: 7 nước Địa Trung Hải chưa đạt 10% tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19Biến thể Delta hiện đã thống trị toàn cầuWHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới ở châu PhiMoldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAXRào cản của châu Phi trong nỗ lực tiếp cận với vắc-xin COVID-19

Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Bờ Biển Ngà ngày 12-1 - Ảnh: REUTERS

Theo trang Politico, đề nghị có vẻ "kỳ lạ" của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi thực ra rất hợp lý. Nó đánh dấu sự thay đổi trong những thách thức mà châu Phi phải đối mặt - từ không có đủ vaccine trước đây sang không thể triển khai tiêm nhanh như mong đợi.

Ông Nkengasong cho biết thách thức hàng đầu với việc tiêm chủng ở châu Phi không còn là tình trạng thiếu vaccine, mà là thách thức về hậu cần và tâm lý do dự không muốn tiêm chủng.

Việc tạm dừng nhận vaccine được tài trợ sẽ cho phép cơ quan quản lý ưu tiên nỗ lực cải thiện tốc độ tiêm chủng, truyền thông đến những người còn e ngại vaccine và sử dụng hết lượng vaccine còn trong kho trước khi chúng hết hạn.

Rất nhiều yếu tố trong khâu hậu cần phải được giải quyết ở lục địa châu Phi trước khi họ có thể nhận thêm vaccine. Cụ thể, ông Nkengasong cho biết kho lạnh để chứa vaccine tại tổng kho và các điểm phân phối, kim tiêm, bơm tiêm và băng gạc khử trùng đều là những thách thức về hậu cần và hiện chưa sẵn sàng ở quy mô lớn tại châu Phi. 

"Có những tình huống mà nhân viên y tế đến vùng sâu vùng xa để tiêm vaccine, nhưng khi đến đó, họ không có kim tiêm để làm việc. Tâm lý chần chừ không muốn tiêm cũng là một vấn đề quan trọng khác với châu Phi tại thời điểm này. Các nhóm dân số trẻ tuổi không coi virus là một mối đe dọa và họ không muốn tiêm", ông Nkengasong nói.

Mặc dù thừa nhận nguồn cung vaccine không còn là một thách thức lớn, ông Nkengasong vẫn cho rằng điều quan trọng về lâu dài là châu Phi có khả năng sản xuất vaccine - không chỉ để chống lại COVID-19 mà còn cả các dịch bệnh trong tương lai.

Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) đang điều chỉnh hoạt động của họ để cung ứng lượng vaccine COVID-19 phù hợp với nhu cầu của các quốc gia, loại vaccine các nước mong muốn và thời điểm gửi vaccine đi. 

"Luôn luôn có lãng phí trong các chiến dịch tiêm vaccine và chúng tôi muốn giảm thiểu điều đó càng nhiều càng tốt. Hồi đầu dịch, các nước sẵn sàng nhận bất cứ vaccine nào, bây giờ chúng tôi đang ở vị trí phức tạp hơn nhiều", Seth Berkley, giám đốc điều hành của GAVI, cho biết về tình hình hiện tại. 

GAVI và cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX cho đến nay đã cung cấp hơn nửa tỉ liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.