Thứ Tư, 07/02/2018 15:40

Vì sao giá vàng thế giới tăng mạnh và sẽ còn tăng tiếp?

Giá vàng thế giới đã tăng vượt mốc 2.000 USD/once lần đầu tiên hôm 4-8. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp giá vàng thế giới cán mốc trên 1.900 USD - khoản thời gian duy trì lâu nhất kể từ năm 2011.

Giá vàng tăng tốc tiến sát mốc 48 triệu đồng/lượngGiá vàng trong nước sáng 13/3 giảm đến hơn 1 triệu đồng/lượngSức mua vàng bạc đá quý tăng nhẹ ngày Vía Thần Tài

Giá vàng đã tăng gấp 5 lần trong năm nay - Ảnh: CGTN

Tại Mỹ, giá vàng ngày 6-8 (giờ địa phương) tiếp tục phá kỷ lục. Giá vàng giao ngay tại đây cán mốc 2.069,21 USD/ounce. Các hợp đồng tương lai mua bán vàng cũng tăng giá khoảng 1% lên 2.069,40 USD/ounce. 

Theo Đài CGTN của Trung Quốc, tác động của đại dịch COVID-19 lên thị trường toàn cầu đã khiến đồng USD suy yếu. Các nhà phân tích cho rằng diễn biến này, cùng các căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và nhiều khu vực tại châu Á, là lý do khiến giá vàng tăng cao. 

Trong khi đó, những loại tài sản khác như trái phiếu chính phủ đã trượt giá vì lãi suất rơi xuống mức âm. 

Chính phủ nhiều nước đã công bố các gói hỗ trợ khổng lồ để cứu nền kinh tế trước tác động của đại dịch. Điều này khiến lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ ngày càng giảm.

Chẳng hạn, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã rớt xuống mức thấp kỷ lục 0,52% trong tuần này.

Trong khi đó, các biện pháp phong tỏa cũng đẩy giá dầu rớt thảm. Các chuyên gia năng lượng tin rằng diễn biến đó sẽ để lại hậu quả lâu dài đối với dầu mỏ, dưới tư cách là một loại tài sản đầu tư. 

Nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm đến mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lợi tức từ các khoản vay chính phủ, kỳ vọng lạm phát và xu hướng tăng của giá vàng. Trong các thời kỳ căng thẳng hay bất ổn như hiện nay, vàng thường được xem là tài sản đảm bảo và giá của nó vì thế thường tăng. 

Tuy nhiên, ông Gianclaudio Torlizzi, giám đốc Hãng môi giới T-Commodity (Ý), cho rằng thế giới đang tiến gần đến đỉnh giá vàng. 

"Các loại tài sản đang tăng giá giữa lúc kỳ vọng lạm phát đang đẩy lãi suất thực xuống - điều tạo ra một hiện tượng tạm thời như chúng ta thấy hiện nay. 

Tôi cho rằng các loại tài sản sẽ rớt giá mạnh trong vòng 3 tháng khi áp lực giảm phát xuất hiện một lần nữa... và áp lực này vẫn đang tăng cao trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp dự kiến còn tồi tệ hơn trong những tháng tới", ông Torlizzi giải thích.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.