Thứ Tư, 20/12/2017 14:57

Việt Nam, Indonesia ủng hộ Chính phủ Haiti cải cách Hiến pháp

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 19/6 đã tiến hành phiên họp trực tuyến thảo luận tình hình và nội dung Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về hoạt động của Văn phòng Phối hợp của Liên hợp quốc tại Haiti (BINUH).

Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-Anh được hưởng lợi từ EVFTAViệt Nam kêu gọi thế giới chia sẻ gánh nặng về vấn đề người tị nạnNhà vua Tây Ban Nha ấn tượng về công tác chống dịch của Việt NamCó một Việt Nam mạnh mẽ hơn từ khủng hoảng COVID-19Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại HĐBA về tình hình Trung Phi

Một ngày bình thường tại thủ đô Port-au-Prince. (Ảnh: AP)

Trong đó, Việt Nam và Indonesia đã có bài phát biểu chung ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ Haiti trong cải cách Hiến pháp, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tăng cường đối thoại toàn diện.

Qua các báo cáo của Liên hợp quốc, tình hình tại Haiti tiếp tục xuất hiện nhiều thách thức và nguy cơ bất ổn. Tuy nhiên, Đại diện Đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Trưởng Văn phòng BINUH, bà Helen La Lime đánh giá tình hình thời gian qua có phần lắng dịu hơn.

Một số đảng phái chính trị đối lập kêu gọi người dân cùng chung sức đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi Chính phủ Haiti cũng đưa ra một số tín hiệu nhằm tái khởi động việc chuẩn bị cho các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp và địa phương vốn đã bị trì hoãn khá lâu.

Tuy nhiên, sự lây lan của dịch COVID-19 đã tác động đến đời sống chính trị, xã hội và hoạt động nhân đạo tại Haiti. Đến nay, nước này ghi nhận có 4.900 trường hợp lây nhiễm, trong đó có 84 trường hợp tử vong. Trong khi đó, kinh tế Haiti dự kiến năm 2020 sụt giảm 4% và lạm phát tăng 20%.

Các lực lượng đối lập tiếp tục kêu gọi thành lập chính quyền chuyển tiếp, cải cách Hiến pháp và sớm tổ chức bầu cử. Trong bối cảnh đó, BINUH đã tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Haiti thực hiện các lĩnh vực đã đề ra như quản trị chính trị, giảm nguy cơ bạo lực cộng đồng, công lý và pháp trị, nhân quyền, thất nghiệp, thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương, các dịch vụ xã hội cơ bản và khả năng phục hồi.

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị tại Haiti; đánh giá cao vai trò hỗ trợ của BINUH trong quá trình chuyển đổi chính trị, nhấn mạnh Haiti cần tích cực đối thoại chính trị, thúc đẩy cải cách Hiến pháp.

Bên cạnh đó, các nước cũng bày tỏ quan ngại về hoạt động của những nhóm tội phạm có vũ trang đề nghị cộng đồng quốc tế và các nước tiếp tục hỗ trợ Haiti giải quyết những thách thức hiện nay.

Tại cuộc họp, Việt Nam và Indonesia cùng bày tỏ lo ngại về những khó khăn, bất ổn liên quan đến tình hình Haiti, đặc biệt là những tác động tiêu cực của dịch COVID-19; ủng hộ tiến trình bầu cử và tăng cường sự tham gia của phụ nữ.

Việt Nam và Indonesia hoan nghênh BINUH đã triển khai các biện pháp hỗ trợ Haiti thời gian qua và tiếp tục đề nghị BINUH và nhóm làm việc của Liên hợp quốc xác định các biện pháp cụ thể hỗ trợ nước này giải quyết các vấn đề bức xúc còn tồn tại.

Văn phòng BINUH được thành lập ngày 25/6/2019, chính thức thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt tại Haiti từ ngày 16/10/2019 và có hiệu lực trong 12 tháng. BINUH tư vấn cho Chính phủ Haiti thúc đẩy và tăng cường ổn định chính trị và quản lý nhà nước; hỗ trợ Chính phủ Haiti xây dựng và thực hiện bầu cử tự do, công bằng và công khai; tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát Quốc gia Haiti.

Theo TTXVN/ Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do
Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do

Việc Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Điều này được nhận định có khả năng sẽ giúp Indonesia thúc đẩy chương trình nghị sự ngoại giao vì hòa bình và dân chủ.

ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính
ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính

Phóng viên TTXVN tại Jakarta đưa tin Nhóm công tác Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM-WG) đã thảo luận về việc xây dựng Kế hoạch tổng thể ASEAN 2025 theo kế hoạch công tác năm 2022 và 2023 của khối trong lĩnh vực tài chính.