Thứ Tư, 19/07/2017 21:48

WEF 2020: Lãnh đạo các nước hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, hướng đến tương lai ổn định toàn cầu

“Chúng ta đang hướng tới điều gì?”, hàng ngàn chính trị gia và lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ trả lời câu hỏi này khi họ tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2020 tại Davos (Thụy Sĩ).

Biến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

WEF 2020: Hướng tới thế giới gắn kết và bền vững. Ảnh minh họa: Davosinterviews/Vietnam+

Dự kiến diễn ra vào tuần tới, diễn đàn được tổ chức trong thời điểm xung đột thương mại đang tăng cao, cộng thêm những thách thức đến từ việc thay đổi trong chính sách đối ngoại và tính khẩn cấp về khí hậu... là một số trong những thách thức mà lãnh đạo toàn cầu đang phải đối mặt. Nhận định về tình hình chung, Cựu Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb cho rằng, thế giới đang bị rối loạn và cần phải được giải quyết.

Trong một thông tin có liên quan, chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos năm nay sẽ là “Stakeholers for a Cohesive and Sustainable World” (tạm dịch là “cùng vì một thế giới gắn kết và bền vững hơn”), trong đó tập trung vào việc làm thế nào để các doanh nghiệp ngày càng trở nên thân thiện hơn với khí hậu.

Trong báo cáo Rủi ro toàn cầu 2020 vừa được phát hành, WEF cho biết mối đe dọa về khí hậu đang thuộc top 5 nguy cơ dài hạn hàng đầu hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của khí hậu chi phối lên những lĩnh vực khác, các nhà tổ chức diễn đàn cũng chọn đầu tư bền vững làm chủ đề bao quát cho sự kiện kéo dài 5 ngày này. Như vậy, để giải quyết những vấn đề này và hướng đến công tác tìm kiếm sự ổn định trên toàn cầu, sự hợp tác của các nhà lãnh đạo trên thế giới và lãnh đạo các doanh nghiệp toàn cầu sẽ cần thiết hơn bao giờ hết để ngăn chặn các mối đe dọa nghiêm trọng đối với khí hậu, môi trường, sức khỏe cộng đồng và hệ thống công nghệ.

“Trong bối cảnh mà cảnh quan chính trị bị phân cực, nước biển dâng cao và hỏa hoạn đang lan rộng, đây chính là thời điểm mà chính phủ các nước phải khẩn trương làm việc với các bên liên quan để cải cách hệ thống hợp tác, không chỉ vì những lợi ích ngắn hạn, mà còn hướng đến giải quyết những khủng hoảng sâu xa”, Chủ tịch WEF Borge Brende cho hay.

Về tính cấp thiết, vị chủ tịch cho biết thêm: “Cái giá phải trả cho việc không triển khai hành động của ngày hôm nay vượt xa hơn so với chi phí mà chúng ta bỏ ra để triển khai công tác đối phó. Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần ngay lập tức triển khai những chính sách cần thiết để giải quyết biến đổi khí hậu”.

Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với phát biểu của Liên Hiệp quốc, với khẳng định biến đổi khí hậu là vấn nạn của thời đại. Đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của nhân loại.

Được biết, sau khi hoàn thành khảo sát đánh giá về những rủi ro có khả năng sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu trong vòng 10 năm tới, lần đầu tiên trong vòng 1 thập kỷ, 5 rủi ro toàn cầu hàng đầu đều liên quan đến môi trường, bao gồm sự kiện thời tiết khắc nghiệt, thiệt hại và thảm họa môi trường do con người gây ra, mất cân bằng, đa dạng sinh học và thiên tai. Xét về mức độ nghiêm trọng, rủi ro đáng lo ngại hàng đầu là sự thất bại trong công tác giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC & WE Forum)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.