Chủ Nhật, 28/01/2018 09:33

WHO: Các nước cần tập trung hơn nếu không muốn phải phong tỏa một lần nữa

Chính phủ của tất cả các nước nên triển khai áp dụng cách tiếp cận tập trung hơn nhiều để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 nếu họ muốn tránh nguy cơ phải phong tỏa đất nước một lần nữa. Đây là thông điệp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra vào ngày 27/7.

Châu Á nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2Xu hướng chăm sóc sức khỏe từ xa tăng vọt khi dịch bệnh diễn biến phức tạpMỹ Latinh dẫn đầu thế giới về số ca mắc Covid-19COVID-19 định hình sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của ASEAN vào năm 2030Nhật Bản: Các doanh nghiệp cần đảm bảo ít nhất 70% nhân viên làm việc tại nhà

Tuân thủ mọi khuyến cáo là cách tốt nhất để triệt tiêu con đường lây nhiễm của virus SARS-CoV-2: Ảnh minh họa: Anadolu/ Đà Nẵng Online

Hiện số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng lên hơn 16 triệu trường hợp, trong đó có hơn 650.000 ca tử vong. Một điều dễ hiểu là không quốc gia nào muốn phong tỏa đất nước một lần nữa để đối diện với những tác động to lớn về cả kinh tế và xã hội, cùng nhiều hậu quả khác. Tiến sĩ Mike Ryan – Người đứng đầu chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO nhận định.

“Nếu bạn có thể hiểu rõ động lực của sự truyền nhiễm và chắc chắn về các hiểu biết của mình đối với dịch bệnh, bạn có thể đưa ra các hành động chính xác”, Tiến sĩ Mike Ryan giải thích thêm.

Lặp lại sự cần thiết phải tiếp tục cảnh giác chống lại đại dịch này và tầm quan trọng trong việc yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát sao, truy vết mọi đối tương nghi vấn, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hồi ngày 30/6 đã đánh dấu 6 tháng kể từ khi Liên Hiệp quốc tuyên bố COVID-19 là mối quan tâm quốc tế về khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Trước tình hình này, việc quyết tâm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 phát triển là chìa khóa để kết thúc con đường lây nhiễm kéo dài, cùng với đó là sẵn sàng đưa ra những lựa chọn khó khăn để giữ an toàn cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

“Mặc dù thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi, song những trụ cột cơ bản sẽ không bao giờ bị xê dịch, bao gồm: lãnh đạo chính trị, thông tin cho toàn dân và lắng nghe cộng đồng...”, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Một lần nữa, lời khuyên được giới chuyên gia đưa ra là nếu chỉ được thực hiện riêng lẻ, không có bất kỳ biện pháp nào có thể chiến thắng COVID-19. Do đó, mọi người cần giữ khoảng cách với người khác, rửa tay thường xuyên, tránh các khu vực đông đúc và đeo khẩu trang như đã được khuyến nghị. Nếu các biện pháp được tuân thủ nghiêm ngặt, số ca nhiễm mới sẽ giảm. Bằng không, tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến ngày càng phức tạp.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.