Chủ Nhật, 26/11/2017 07:56

WHO cảnh báo bùng phát đợt dịch thứ hai tại các nước có ca nhiễm giảm

Ngày 25/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia nơi dịch COVID-19 đang trong tầm kiểm soát vẫn có thể sẽ phải đối mặt với “đợt bùng dịch thứ hai” ngay lập tức nếu họ ngừng triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh quá sớm.

Con người chỉ miễn dịch với virus corona trong 6 thángADB cam kết mở rộng hỗ trợ quốc gia thành viên chống lại tác động của COVID-19Khách du lịch đến Nhật Bản trong tháng 4 giảm 99,9%Australia: tăng tỷ lệ việc làm và thúc đẩy kinh tếNam Mỹ là ổ dịch mới của thế giới

WHO cảnh báo bùng phát đợt dịch thứ hai tại các nước có ca nhiễm giảm. Ảnh minh họa: Hãng tin Moskva/ VOV

Thế giới vẫn đang ở giữa đợt dịch thứ nhất, bất chấp một số nước đã chứng kiến số ca nhiễm giảm mạnh. Song tại Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi, tình hình vẫn đang cực kỳ căng thẳng, Tiến sĩ Mike Ryan – Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO khẳng định.

Theo tiến sĩ Mike Ryan, dịch bệnh thường xuất hiện theo đợt. Điều này có nghĩa là một đợt dịch mới của COVID-19 hoàn toàn có thể quay trở lại vào cuối năm nay ngay tại những nơi tình hình đã tạm lắng xuống. Cũng có khả năng tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trở lại, thậm chí là tăng nhanh hơn nếu các biện pháp ngăn chặn làn sóng dịch bệnh đầu tiên bị dỡ bỏ quá sớm.

Theo đó, các nước ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ nên “tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế, biện pháp y tế, giám sát, kiểm tra, cũng như triển khai kế hoạch toàn diện để đảm bảo rằng dịch COVID-19 tiếp tục đi theo quỹ đạo giảm và khó bùng phát đợt dịch thứ hai.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước châu Âu và các tiểu bang của Mỹ đã và đang thực hiện nới lỏng hạn chế vốn được thiết lập để phòng và đối phó với dịch, song lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho nền kinh tế.

Trong một diễn biến khác, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tuyên bố rằng Tổ chức Y tế Thế giới đã ra lệnh đình chỉ thử nghiệm sử dụng thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine cho các bệnh nhân COVID-19 do lo ngại về mức độ an toàn.

Tính đến 7h07p ngày 26/5 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận gần 5.582.418 trường hợp nhiễm COVID-19. Số người tử vong là gần 350.000 người và đã có hơn 2,3 triệu trường hợp khỏi bệnh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây cũng thông tin rằng tùy thuộc vào tiến trình chống dịch, các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu ở Anh có thể sẽ được mở cửa kinh doanh trở lại từ ngày 15/6.

Được biết, quốc gia này ghi nhận 36.914 ca tử vong do COVID-19, cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ nhiễm virus và tử vong của Anh đang giảm đi trông thấy và chính phủ Anh đang trên đường cho phép mở cửa trở lại các chợ ngoài trời, cũng như tái hoạt động trường học từ ngày 1/6.

Ở Tây Ban Nha, dự kiến đến tháng 7, chính phủ sẽ dần mở cửa nền kinh tế, bắt đầu dỡ bỏ kiểm dịch, triển khai chương trình thúc đẩy du lịch với các biện pháp đảm bảo an toàn cao nhất. Tự tin với khả năng phòng chống dịch bệnh của mình, giới chức Tây Ban Nha kêu gọi du khách hãy bắt đầu quay trở lại nước này du lịch sau tháng 7 với tâm lý an tâm nhất có thể.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.