Thứ Bảy, 01/12/2018 14:50

WHO chuyển sang dùng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên các biến thể COVID-19

Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được đặt tên bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhằm tránh kỳ thị các quốc gia nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.

COVID-19: Biến thể B1617 ngày càng chiếm ưu thế trên toàn thế giớiBiến thể B1617 được ghi nhận chính thức tại 53 vùng lãnh thổWHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

Hình ảnh virus SARS-CoV-2 được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cung cấp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, hệ thống tên mới sẽ được áp dụng cho các “biến thể gây quan ngại”, và các "biến thể cần quan tâm” cấp độ thứ 2 đang được theo dõi.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO nhận định: “Những cái tên này sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm hỗ trợ cho việc thảo luận công khai”.

Theo hệ thống tên mới, các “biến thể gây quan ngại” sẽ mang những cái tên sau: biến thể B117 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh sẽ trở thành biến thể Alpha; biến thể B1351 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi sẽ trở thành biến thể Beta, trong khi biến thể P.1 lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil sẽ trở thành biến thể Gamma.

Ngoài ra, biến thể B1617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ được chia thành các dòng phụ, trong đó biến thể B16172 gây quan ngại sẽ được đặt tên là biến thể Delta. Biến thể B16171 cần quan tâm sẽ được gọi là biến thể Kappa.

Bên cạnh những tên này, có 2 tên khoa học khác được sử dụng cho mỗi đột biến, trong khi các tên địa lý khác nhau được sử dụng để mô tả cùng một biến thể. Chẳng hạn như, trong phạm vi Vương quốc Anh, biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở quốc gia này thường được gọi là biến thể Kent, một hạt ở đông nam nước Anh, nơi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên.

Trong khi đó, những tên dòng phụ như B1172 sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng trong giới khoa học, vì những thông tin đột biến mà tên của chúng truyền tải.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.