Thứ Hai, 13/01/2020 19:34

WHO: COVID-19 vẫn là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch COVID-19 vẫn là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, gần 2 năm rưỡi kể từ khi trường hợp khẩn cấp này lần đầu tiên được ban bố.

WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần quaWHO kêu gọi thế giới chú trọng phòng, chống bệnh laoWHO nhận định nguyên nhân gây ra số ca mắc gia tăng trở lại ở châu Âu

Nhân viên y tế triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, Ủy ban Khẩn cấp của WHO, đơn vị bao gồm các chuyên gia độc lập cho biết, số lượng các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, sự phát triển của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang diễn ra, và áp lực đối với các dịch vụ y tế ở một số quốc gia đồng nghĩa rằng, tình hình dịch bệnh vẫn là một trường hợp khẩn cấp.

Cũng theo tuyên bố từ Ủy ban Khẩn cấp của WHO, số lượng các ca nhiễm được báo cáo cho WHO đã tăng 30% trong 2 tuần qua; mặc dù ủy ban này cũng nhận thấy khả năng miễn dịch cộng đồng đã tăng, phần lớn nhờ vào các loại vaccine ngừa COVID-19.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, các làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới cho thấy đại dịch “chưa có dấu hiệu kết thúc”; đồng thời quan ngại về việc virus đang "tự do lưu hành". Người đứng đầu WHO lo ngại số ca nhiễm đang tiếp tục tăng, gây thêm áp lực lên các hệ thống y tế và nhân viên y tế vốn đang căng thẳng.

“Các làn sóng mới của virus một lần nữa chứng tỏ rằng, COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc... Trong bối cảnh tình trạng lây nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện gia tăng, các Chính phủ cũng cần triển khai những biện pháp đã được áp dụng, chẳng hạn như: đeo khẩu trang, cải thiện hệ thống thông gió, các quy định xét nghiệm và điều trị”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Được biết, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đã lần đầu tiên ban bố mức cảnh báo cao nhất, được gọi là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) đối với đại dịch COVID-19 vào ngày 30/1/2020. Quyết định này giúp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, tài trợ, cũng như các biện pháp y tế công cộng quốc tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Trong một diễn biến liên quan, các quan chức y tế Mỹ cho hay, số người nhập viện vì COVID-19 đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 5 vừa qua, khi biến thể phụ BA.5 của biến thể Omicron thậm chí còn có khả năng lây lan cao hơn, đã gây ra một làn sóng lây nhiễm khác trên khắp đất nước. Tuy nhiên, các trường hợp tử vong do COVID-19 vẫn ở mức tương đối thấp trong bối cảnh số ca nhiễm hiện nay, các quan chức y tế nói thêm.

Ông Ashish Jha, Điều phối viên phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Mỹ nhận định, số ca tử vong do COVID-19 không tăng với tỷ lệ đã từng được ghi nhận trước đây, nhờ sự sẵn có của vaccine ngừa COVID-19 và thuốc điều trị.

“Ngay cả khi đối mặt với biến thể phụ BA.5, những công cụ mà chúng tôi nắm giữ vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả. Chúng tôi đang ở một thời điểm trong đại dịch, mà đa số các trường hợp tử vong do COVID-19 đều có thể ngăn ngừa được”, ông Ashish Jha nói với các phóng viên trong bản cập nhật về tình hình dịch bệnh, được công bố ngày 12/7 (giờ địa phương).

THANH NGÂN

(Lược dịch từ Reuters & CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.