Thứ Ba, 19/12/2017 14:48

WHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021

Tờ CNA ngày 19/6 đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cho đến cuối năm nay, khoảng vài trăm triệu liều vaccine COVID-19 có thể sẽ được sản xuất và hướng đến ưu tiên sử dụng cho những cá nhân dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch này.

Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19Nam Mỹ là ổ dịch mới của thế giớiNgười dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịchVaccine Covid-19 của Nga có thể sẽ được sản xuất hàng loạt vào tháng 8Tổng thống Trump tin tưởng vaccine COVID-19 sẽ được điều chế thành công trong năm nay

Hy vọng sẽ có hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 được phân phối cho người dân trước cuối năm nay. Ảnh minh họa: CNN/ Vnexpress

Hiện WHO đang tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về phương án thực hiện kế hoạch này với hy vọng đến cuối năm 2021 sẽ cho ra khoảng 2 tỷ liều vaccine để dùng cho người dân. Điều này được thúc đẩy bởi những nỗ lực tìm kiếm và điều chế vaccine của các công ty dược phẩm.

Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, các nhà nghiên cứu đã và đang xem xét hơn 200 loại vaccine trên toàn thế giới, 10 trong số đó đã được thử nghiệm với người.

“Nếu may mắn, chúng ta có thể điều chế ra 1 hoặc 2 loại vaccine phù hợp vào trước cuối năm nay”, nhà khoa học Soumya Swaminathan cho biết, đồng thời cũng công bố 3 nhóm đối tượng sẽ được tiêm vaccine đợt đầu.

Cụ thể, họ là những người làm việc trong tuyến đầu, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như công an và nhân viên y tế. Ngoài ra, còn có cả những cá nhân dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh như người già và người khuyết tật và nhóm người có nguy cơ lây bệnh cao như những người sống trong khu ổ chuột và các nhà chăm sóc.

Bà Soumya Swaminathan nhấn mạnh: “Chúng ta phải bắt đầu với những người dễ bị tổn thương nhất, sau đó là mở rộng việc tiêm vaccine cho nhiều người hơn. Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2021 sẽ có khoảng 2 tỷ liều vaccine cho 1, 2 hoặc 3 loại vaccine hiệu quả được phân phối trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn chỉ là một điều chưa chắc chắn, bởi hiện chúng ta vẫn chưa có bất kỳ loại vaacine nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả”.

Trước đó, vào ngày 17/6, WHO đã quyết định dừng các thử nghiệm Hydroxychloroquine để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sau khi có những bằng chứng cho thấy việc này không có bất kỳ hiệu quả nào.

Trong một thông tin có liên quan, giới chuyên gia thông tin, thế giới sau dịch hiện đang tồn tại và phụ thuộc rất nhiều vào vaccine.

Không có vaccine, sự bình thường hóa của toàn cầu có thể mang đến nhiều ca tử vong hơn do một loại virus đường hô hấp mới mà con người chưa có khả năng miễn dịch trước, cũng như chưa có cách điều trị cho loại bệnh mới này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.