Thứ Bảy, 25/05/2019 17:58

WHO: Nên nhường vaccine COVID-19 cho người trưởng thành và nước nghèo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, do trẻ em và thanh thiếu niên ít nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng, nên các quốc gia nên ưu tiên tiêm chủng cho người trưởng thành và chia sẻ vaccine cho Cơ chế COVAX để mang đến nguồn cung vaccine cho các nước nghèo hơn.

WHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu ngườiWHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịchHội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầuWHO theo dõi biến thể mới, nghiên cứu nọc rắn làm thuốc trị COVID-19

Cần ưu tiên cho những đối tượng rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: Bloomberg/Người Lao động

Hướng dẫn tạm thời của WHO được ban hành khi nhiều cơ quan quản lý của một số nước đã cho phép sử dụng một số loại vaccine nhất định cho trẻ em, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Israel, gần đây nhất vào tuần trước là Canada.

“Vì trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn, trừ những ai nằm trong nhóm cơ nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn, việc tiêm chủng cho những đối tượng dân số này sẽ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính và nhân viên y tế”, WHO thông tin.

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước những hạn chế về nguồn cung vaccine COVID-19, các chương trình tiêm chủng nên tập trung vào việc bảo vệ các nhóm có nguy cơ nhập viện và tử vong cao.

Trong một diễn biến liên quan, tính đến chiều 25/11, trên thế giới ghi nhận hơn 259 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 5 triệu ca tử vong và gần 235 triệu bệnh nhân đã bình phục sau nhiễm.

Tình hình dịch trên toàn cầu vẫn đang vô cùng phức tạp. Các quốc gia, đặc biệt là khu vực châu Âu vẫn đang gồng mình chống dịch.

Cụ thể, chính phủ Pháp ngày 25/11 sẽ đưa ra các biện pháp ngăn chặn COVID-19 lây lan khi tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trên toàn quốc. Trong đó, Pháp muốn tránh triển khai những hạn chế lớn đối với cộng đồng, ưu tiên tăng cường các quy tắc giãn cách xã hội và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng tăng cường. Thêm vào đó, chính phủ nước này cũng sẽ thắt chặt những quy định liên quan đến thẻ y tế.

Theo dữ liệu, tình hình dịch có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những ngày tới, với tỷ lệ giữa số ca mắc bệnh mỗi tuần trên 100.000 người sẽ tăng trên 200 trong một hoặc hai ngày tới.

Cho đến nay, mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ 3 chỉ dành cho những người trên 65 tuổi và người dễ bị tổn thương. Song từ ngày 1/12, tiêm tăng cường vaccine cũng sẽ được triển khai cho những người từ 50 – 64 tuổi.

Cũng tương tự như Pháp, bất chấp khoảng 85% dân số trưởng thành Hà Lan đã được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cần thiết, song đến ngày 26/11, nước này cũng sẽ công bố các biện pháp mới để giải quyết số ca nhiễm tăng cao, gây áp lực lớn lên các bệnh viện.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.