Thứ Bảy, 07/10/2017 14:55

WHO: Thế giới thiếu 6 triệu điều dưỡng

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trở thành mối quan tâm lớn trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày hôm nay (7/4) lên tiếng cảnh báo rằng, thế giới cần gần 6 triệu điều dưỡng.

WHO yêu cầu tối ưu hóa việc phân phối khẩu trang để chống dịch COVID-19Y khoa thế giới xích lại gần nhauASEAN đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tế

Nhân viên y tế là những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Trong một báo cáo, cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc cùng với các đối tác là chiến dịch “Nursing Now” và Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) nhấn mạnh vai trò quan trọng của các điều dưỡng, những người chiếm hơn một nửa số nhân viên y tế trên toàn thế giới.

"Điều dưỡng là sức mạnh của bất kỳ hệ thống y tế nào. Ngày nay, nhiều y tá ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19", Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một tuyên bố; đồng thời lưu ý thêm rằng, điều quan trọng là họ "nhận được sự hỗ trợ mà họ cần để giữ cho thế giới khỏe mạnh".

Cũng theo báo cáo nói trên, chỉ có chưa đến 28 triệu điều dưỡng trên hành tinh. Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm 2018, con số này đã tăng thêm 4,7 triệu điều dưỡng.

WHO cho hay: "Tuy nhiên, điều này vẫn cho thấy sự thiếu hụt 5,9 triệu điều dưỡng trên toàn cầu", khoảng cách lớn nhất là ở các quốc gia nghèo hơn tại khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và một phần khu vực Nam Mỹ.

Báo cáo kêu gọi các quốc gia xác định khoảng cách trong lực lượng điều dưỡng của mình và đầu tư vào giáo dục, việc làm và sự lãnh đạo đối với điều dưỡng.

Sự thiếu hụt “làm lực lượng lao động kiệt sức”

Trong một cuộc họp trực tuyến, Giám đốc điều hành của ICN, ông Howard Catton cho rằng, tỷ lệ nhiễm bệnh, sai sót thuốc và tỷ lệ tử vong "đều cao hơn ở những nơi có quá ít y tá". Hơn nữa, "sự thiếu hụt làm lượng điều dưỡng hiện tại cạn kiệt sức", ông nói thêm.

Để chống lại đại dịch COVID-19, bà Mary Watkins, người đồng chủ trì báo cáo của Nursing Now lên tiếng kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào các xét nghiệm virus đối với nhân viên y tế.

"Chúng tôi có một tỷ lệ rất cao nhân viên chăm sóc sức khỏe không đi làm vì họ sợ rằng họ đã bị nhiễm bệnh, và họ cũng không thể chứng minh họ không bị nhiễm bệnh, hay bị nhiễm bệnh, và họ sẽ vượt qua nó", bà Mary Watkins cho biết.

Theo Giám đốc điều hành ICN, 23 y tá đã tử vong ở Italy; các số liệu cũng cho thấy, khoảng 100 nhân viên y tế đã tử vong trên khắp thế giới. Trong khi đó, ông Howard Catton lưu ý, đã có những báo cáo về 9% nhân viên y tế bị nhiễm bệnh ở Italy và "chúng tôi hiện đang có thông tin về tỷ lệ nhiễm bệnh tăng lên đến 14% ở Tây Ban Nha".

Bà Mary Watkins nói thêm, nhiều quốc gia giàu có hơn không có đủ y tá để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chính họ, và do đó phụ thuộc vào người di cư, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ở các quốc gia nghèo hơn. "80% y tá của thế giới hiện chỉ phục vụ 50% dân số thế giới", bà lưu ý.

Trong một động thái liên quan, các chuyên gia nhấn mạnh, điều dưỡng vẫn chủ yếu là nữ giới và cần tuyển thêm nam giới.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.