Thứ Bảy, 06/10/2018 14:14

“Bà đỡ” cho kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đang có những bước đi vững chắc từ những sự hỗ trợ tích cực, trong đó phải kể đến vai trò “bà đỡ” của Liên minh HTX tỉnh.

Tổ chức Diễn đàn kinh tế tập thể, hợp tác xã vào ngày 11/12Mạnh vẫn tốt hơn nhiều

Trà rau má theo chuỗi giá trị

Từ hướng đi đúng 

Nắm bắt nhu cầu, xu thế phát triển của địa phương, HTXNN Hòa Mỹ ngoài kinh doanh vật tư nông nghiệp còn tổ chức sản xuất cây giống lâm nghiệp, hướng dẫn chăm sóc và tiêu thụ rừng trồng. Đây được xem là hướng đi mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong phát triển kinh tế vùng gò đồi Phong Mỹ.

Ông Hoàng Kiên, Phó Giám đốc HTXNN Hòa Mỹ (Phong Điền) khẳng định, sự trưởng thành và có bước phát triển mới của đơn vị hôm nay là nhờ sự quan tâm hỗ trợ, định hướng của Liên minh (LM) HTX tỉnh. Mới đây, được sự hỗ trợ của LMHTX cùng dự án Agricord (Do FFD-Phần Lan), HTX tiến hành xây dựng vườn ươm cây giống, quy mô ban đầu 15 ngàn hom/năm.

Từ sự hỗ trợ ban đầu, đến nay, HTX mở rộng sản xuất, đầu tư 150 triệu đồng mở rộng vườn ươm, nâng sản lượng lên 60 ngàn hom/năm. Bước đầu xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị từ cây lâm nghiệp; HTX tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động, tiến tới thực hiện cấp chứng chỉ rừng PEFC.

Mô hình rau an toàn theo chuỗi giá trị ở HTXNN Kim Thành (Quảng Điền)

Chủ tịch UBND xã Điền Hòa (Phong Điền), ông Nguyễn Đăng Phúc cho rằng, một thời gian dài, kinh tế HTX tại địa phương gần như bế tắc do thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ các cấp, ban ngành. Gần đây, LMHTX tỉnh hỗ trợ địa phương, HTX nắm bắt chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh tế phù hợp.

HTXNN Điền Hòa liên kết với Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam xây dựng trang trại nuôi lợn thương phẩm quy mô 2.000 con, mang lại lợi nhuận hơn 400 triệu đồng chỉ sau 4 tháng nuôi. Với mô hình chăn nuôi theo “chuỗi giá trị”, công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, cung cấp lợn giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm…

Nằm ở vùng bán sơn địa, HTX Phù Bài có 763,5 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 450 ha rừng trồng là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế địa phương. Kinh tế rừng bước đầu không chỉ tạo bước đột phá trong đổi mới tư duy, phương thức phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng vốn có mà còn giúp người dân nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng. Bên cạnh đẩy mạnh việc chăm sóc, phát triển và quản lý rừng có hiệu quả, HTX đã vận động 50 hộ thành viên tham gia chứng chỉ rừng (PEFC) với diện tích 250 ha.

Theo ông Lê Tranh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Phù Bài, kết quả trên của HTX phải kể đến vai trò bà đỡ của LMHTX tỉnh trong việc hỗ trợ, tạo “chuỗi giá trị” bền vững, giúp các hộ thành viên phát triển kinh tế.

Lan tỏa “chuỗi giá trị”

Chủ tịch LMHTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, LMHTX thật sự phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh một cách đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Nhiều HTX chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế, hướng đến mô hình theo “chuỗi giá trị”, từ liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

HTXNN Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), HTXNN An Lỗ (Phong Điền), HTXNN Phú Hồ (Phú Vang)... đang xây dựng sản phẩm My Coop cho các sản phẩm “Trà rau má Quảng Thọ”, “gạo hữu cơ Phong Điền”,“gạo chất lượng cao Phú Hồ”.

HTX Thủy Dương (TX. Hương Thủy) phát triển kinh doanh đa ngành nghề theo hướng bền vững, xây dựng “chuỗi giá trị” sản phẩm mướp đắng thương hiệu Thủy Dương. HTXNN Nam Sơn, HTXNN Phú Bài, HTXNN Hòa Mỹ xây dựng mô hình vườn ươm cây keo, cung ứng cây giống có chất lượng và giá thành hợp lý cho thành viên. HTXNN Điền Hòa đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại.

LMHTX tỉnh có những hỗ trợ tích cực cho các HTX thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp như HTX mây tre đan Bao La, HTX thêu Phú Hòa, HTX Đúc Thắng Lợi, HTX dầu tràm Lộc Thủy và các HTX dệt Zèng... Các HTX này đã chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất, quản lý. Đồng thời, xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất, đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật, cải tiến mẫu mã và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thành viên.

Các HTX vận tải đầu tư đổi mới phương tiện, đổi mới chất lượng dịch vụ để nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các Quỹ Tín dụng Nhân dân hoạt động ổn định và có hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho thành viên đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen.

LMHTX thường xuyên cung cấp thông tin về các hội chợ, triển lãm chuyên ngành, thông tin thị trường… để các HTX nắm bắt, chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Thông qua đó tìm hiểu các thị trường đối với một số mặt hàng như hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, các sản phẩm từ rau màu như trà rau má, trà mướp đắn, dầu tràm, gạo hữu cơ; từng bước xây dựng một số nhãn hiệu cho sản phẩm địa phương như gạo Hương Cốm, thanh trà Thủy Biều, trà rau má Quảng Thọ, trà mướp đắng Thủy Dương...

Hằng năm, LMHTX tỉnh triển khai từ 10-12 lớp đào tạo chuyên ngành ngắn hạn về quản trị HTX; kế toán tài chính; tin học ứng dụng; quản trị Marketing, quản trị sản xuất kinh doanh, lập và phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng quản lý điều hành, quản lý các dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh trong HTX.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển HTX, LMHTX xây dựng chiến lược và tổ chức hoạt động SXKD trong HTX; kỹ năng giao tiếp, tiếp nhận thông tin phản hồi, kỹ năng tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong HTX; kỹ năng tiếp cận nguồn vốn vay và cách lập dự án đầu tư để vay vốn; xây dựng, phát triển, mở rộng thêm ngành nghề địa phương, năng lực quản trị HTX, mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Nông dân Quảng Điền làm giàu
Nông dân Quảng Điền làm giàu

Phong trào sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi tạo động lực cho nhiều hộ nông dân nghèo ở Quảng Điền vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng.

Song hành cùng nông dân
Song hành cùng nông dân

Bằng nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, các cấp Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã song hành cùng hội viên nông dân trong phát triển kinh tế, qua đó tập hợp được nhiều nông dân vào tổ chức hội.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.