Thứ Năm, 13/02/2020 13:34

Các ngân hàng thực hiện chính sách rút tiền linh hoạt có lợi cho khách hàng

Để hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đang hưởng ứng chính sách tiền gửi linh hoạt mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mang lại lợi ích và sự chủ động hơn cho người gửi tiền trong việc lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền tiết kiệm.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin với cơ quan thuếĐua tăng lãi suất huy độngADB điều chỉnh tăng cho dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á

Người có tiền nhàn rỗi sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn để trong trường hợp có cơ hội đầu tư có thể thực hiện rút vốn ra. Ảnh: ABBank

Trước đây, khi muốn rút tiền trước hạn, khách hàng phải chấp nhận rút toàn bộ phần tiền gửi và số tiền này sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn, dẫn đến giảm bớt một khoản lợi nhuận đáng kể. Theo quy định mới đây tại Thông tư số 04/2022 của NHNN, khi người gửi tiền rút trước hạn một phần sổ tiết kiệm thì phần rút trước hạn sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn từ 0,1 - 0,2%/năm, phần tiền gửi còn lại sẽ được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất ban đầu.

Theo đó, ABBank áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch sẽ được hưởng chính sách rút trước hạn một phần tiết kiệm vẫn hưởng lãi cố định tại ngân hàng. Nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng khi gửi tiền NCB, MSB, SHB, VietABank... có sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc từng phần” an toàn, linh hoạt dành cho khách hàng cá nhân.

So với quy định cũ, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp người gửi tiền có lợi hơn. Khách hàng chủ động lựa chọn những kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn để gửi mà không quá lo lắng về nhu cầu vốn đột xuất, rút vốn trước hạn sẽ mất toàn bộ phần lãi trong thời gian gửi. “Thông tư 04 thực sự đã ‘cởi trói’ cho các ngân hàng cũng như người gửi tiền. Các ngân hàng trên hệ thống sẽ thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và trên hết, khách hàng được tối đa hóa lợi nhuận có được từ nguồn vốn nhàn rỗi”, đại diện VietABank cho biết.

Bước sang tháng 8/2022, nhiều ngân hàng có động thái tăng mạnh lãi suất huy động nhằm thu hút vốn tiền gửi từ khách hàng. Khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, mức lãi suất tiền gửi cao nhất ghi nhận được là 7,8%/năm và thấp nhất là 5,6%/năm.

Techcombank tiếp tục là ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất, niêm yết ở mức 7,8%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tham gia gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng; CBBank với lãi suất đang triển khai cho kỳ hạn từ 13 tháng đến 60 tháng là 7,5%/năm. Mặc dù có lãi suất khá cao nhưng CBBank không có đính kèm bất cứ điều kiện nào về số tiền gửi tối thiểu. Kienlongbank và SCB cùng có lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,3%/năm, áp dụng cho mọi khoản tiền gửi. Kienlongbank niêm yết lãi suất này cho tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 36 tháng còn SCB đang triển khai cho các kỳ hạn gửi từ 12 tháng đến 36 tháng...

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX Hương Thủy
Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX. Hương Thủy

Sáng 24/2, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hương Thủy khai trương máy rút, gửi tiền mặt miễn phí tự động đa chức năng thế hệ mới (Autobank CDM) tại phòng giao dịch Thủy Dương (P. Thủy Dương). Đây là địa phương đầu tiên của TX. Hương Thủy lắp đặt hệ thống này.

Manulife Việt Nam Cam kết đối xử công bằng với tất cả các khách hàng
Manulife Việt Nam: Cam kết đối xử công bằng với tất cả các khách hàng

­Manulife Việt Nam cho biết đã ghi nhận tình hình liên quan đến việc một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, có tên thương mại ‘Tâm An Đầu Tư’ của Manulife Việt Nam được phân phối thông qua đối tác Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nên đã yêu cầu hủyhợp đồng bảo hiểm trước hạn. ­­