Thứ Tư, 30/09/2015 13:24

Cần hình thành chuỗi liên kết

Sau khi được trùng tu, tôn tạo theo đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ & phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”, một số nhà vườn ở phường Thuỷ Biều, TP. Huế đã đưa vào khai thác du lịch và bước đầu đem lại hiệu quả.

Thủy Biều & du lịch sạchĐẩy nhanh tiến độ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế

Du khách tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Thủy Biều

Đến nhà vườn của ông Hồ Xuân Doanh vào thời điểm đang chuẩn bị đón tiếp một đoàn khách đến tham quan và thưởng thức các dịch vụ ẩm thực, một không khí niềm nở, rộn ràng bao quanh khu nhà vườn trên 100 năm tuổi.

Chủ nhân ngôi nhà cho biết, sau khi được hỗ trợ từ quỹ bảo vệ nhà vườn với số tiền 700 triệu đồng, căn nhà đã được tu sửa khá khang trang để đưa vào phục vụ du khách. Gần nửa năm khai thác, dịch vụ này đã phát huy hiệu quả và số lượng khách đến với nhà vườn ngày càng đông.

“Chúng tôi rất thích thú, ấn tượng với không gian thoáng đãng, yên bình, cùng cung cách đón tiếp gần gũi của gia chủ. Các chủ nhà vườn đều vui vẻ khi khách đến, chào hỏi khi khách đi và đáp ứng các yêu cầu về cung cấp dịch vụ ẩm thực”, anh Đoàn Nguyên, một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.

Tuy mới đầu lượng khách chưa đều, song đáng mừng là số lượng khách đang tăng dần theo thời gian, và nhờ đó cũng tăng thêm vào thu nhập cho gia đình và mở ra hướng khai thác du lịch theo mô hình này của nhiều ngôi nhà vườn đã và đang được nhà nước hỗ trợ trùng tu.

Nhà vườn của ông Đặng Văn Thành được Công ty Hue tourist đầu tư khá bài bản theo mô hình homestay với 4 phòng nghỉ cùng nhà hàng phục vụ du khách từ tháng 10/2017. Nhờ được quảng bá và kết nối tốt với các tour tuyến, nên tour du lịch có tên gọi: “Sáng Thủy Biều, chiều Tam Giang” do doanh nghiệp này tổ chức ngày càng được nhiều du khách biết đến. Du khách trong và ngoài nước đều tỏ ra rất thích thú khi tham quan vườn cây thanh trà Thủy Biều, thưởng thức thanh trà ngay trong vườn, trải nghiệm làm nông dân, tự tay chế biến bữa ăn với những thực phẩm "cây nhà lá vườn" hay đạp xe quanh làng để thăm thú làng nghề và tận hưởng không khí thoáng đãng, đậm chất dân dã nơi đây.  

Phó chủ tịch UBND phường Thủy Biều- ông Nguyễn Đăng Thái cho biết, hiện trên địa bàn có gần 100 nhà vườn, trong đó có 4 nhà đã được đưa vào khai thác du lịch, trong đó 2/7 ngôi nhà nằm trong diện thụ hưởng đề án đã được nâng cấp, trùng tu và hoàn thành trong năm 2017. Hiện, 2 căn nhà khác đã được chủ nhân tổ chức đón khách từ khoảng gần 10 năm nay là nhà ông Hồ Xuân Đài và ông Tôn Thất Phương.

“Nhà vườn Thủy Biều được hình thành trên nền một chỉnh thể cảnh quan rất đẹp và đặc trưng xứ Huế nên việc tổ chức du lịch ở đây rất có tiềm năng. Tuy nhiên, do vẫn tổ chức mang tính tự phát, chưa hình thành được “chuỗi liên kết” nên tính hấp dẫn và hiệu quả chưa cao. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có 10- 15 nhà vườn tham gia vào phục vụ du lịch. Tuy nhiên, các nhà vườn này không tổ chức dịch vụ giống nhau mà cần liên kết, phân công nhau để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành nên tuyến tham quan và tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho loại hình du lịch này”, ông Thái mong muốn. 

Thủy Biều đang gặp khó khăn về giao thông do tuyến đường vào phường khá nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến việc tiếp cận của các loại xe nhiều chỗ ngồi. Hầu hết các nhà vườn ở đây đều là có hình thức sở hữu đồng thừa kế, nên việc xin cấp phép để xây dựng các công trình phòng ốc phục vụ homestay rất khó khăn. Theo ông Thái, cần thiết phải có một đơn vị tổ chức du lịch chuyên nghiệp đứng ra làm nhiệm vụ “liên kết” các hộ nhà vườn cũng như kết nối các hãng du lịch mới mong tạo ra một sản phẩm du lịch hiệu quả.

Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP. Huế cho biết, ngoài việc trùng tu để bảo tồn các nhà vườn đặc trưng, việc tổ chức đưa vào khai thác để đem lại hiệu quả kinh tế là điều mà các ban ngành chức năng thành phố đặc biệt quan tâm. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung của đề án, cũng như những hiệu quả từ “mô hình” du lịch nhà vườn để tạo nên “động lực” giúp chủ nhân thấy được các lợi ích của việc tham gia đề án. Thành phố cũng sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác để nghiên cứu, phát triển các tour du lịch khám phá, trải nghiệm nhà vườn Huế, hướng tới tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng và hoàn chỉnh”, bà Giao thông tin.                                                                                                   

Bài, ảnh: Quang Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bán nhà ở hình thành trong tương lai 190 căn thấp tầng
Bán nhà ở hình thành trong tương lai 190 căn thấp tầng

Sở Xây dựng vừa có thông báo xác nhận đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai 190 căn nhà ở thấp tầng tại Dự án Chỉnh trang khu dân cư tại lô CTR11, CTR12 và khai thác quỹ đất xen ghép, thuộc khu A - Đô thị mới An Vân Dương.

Hình thành thị trường việc làm sôi động
Hình thành thị trường việc làm sôi động

Để giải quyết bài toán về việc làm, bên cạnh đào tạo nguồn lao động chất lượng, yếu tố quan trọng không kém là tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư để hình thành và phát triển các ngành nghề có thế mạnh cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho người dân ở khu vực nông thôn.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế
Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế

Nhà vườn xếp loại 1 được hỗ trợ 1 tỷ, loại 2 là 800 triệu đồng và loại 3 là 600 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung nằm trong “Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” vừa được HĐND tỉnh khóa VIII thông qua chiều 8/12 tại Kỳ họp thứ V.

20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách
20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách

Với những nỗ lực trong 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành đầu mối huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.