Thứ Hai, 12/02/2018 07:27

Cháy rừng ở Phong Hải

Đến khoảng 19 giờ ngày 11/8, các diện tích rừng bị cháy ở xã Phong Hải (Phong Điền) cơ bản được khống chế.

Lập các tổ công tác kiểm tra, nhắc nhở, xử lý sai phạm trong phòng, chống dịch COVID – 19

Hiện trường cháy rừng 

Trước đó, khoảng 15 giờ cùng ngày, người dân phát hiện một đám cháy nhỏ tại một cánh rừng tràm trên địa bàn xã Phong Hải.

Sau khi nhận được tin báo từ người dân, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, tiếp cận hiện trường vụ cháy để dập lửa. Tuy nhiên do lửa bốc cháy, lây lan nhanh trên diện rộng nên phải điện báo đến Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền và cơ quan chức năng đến hỗ trợ, ứng cứu.

Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ biên phòng, công an, dân quân, lực lượng kiểm lâm và Nhân dân địa phương đã tham gia vào cuộc dập lửa. Nhiều xe chở bồn chứa nước dung tích lớn, cùng với các trang thiết bị chữa cháy đã được huy động đến hiện trường phục vụ công tác chữa cháy.

Đến khoảng 19 giờ, ngày 11/8, các diện tích rừng bị cháy ở xã Phong Hải (Phong Điền) cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, các lực lượng vẫn tiếp tục túc trực tại hiện trường, triển khai các biện pháp phòng lửa tái bùng phát.

Loại rừng bị cháy chủ yếu là rừng tái sinh, rừng tràm sản xuất. Hiện diện tích bị cháy, mức độ thiệt hại đang được cơ quan chức năng thống kê; đồng thời tiến hành điều tra nguyên nhân xảy ra cháy.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái sinh hình hài của Huế xưa
Tái sinh hình hài của Huế xưa

Ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (23/6/1802), vua Gia Long lên ngôi, sáng lập vương triều Nguyễn, chọn Huế là Kinh đô, chấm dứt 2,5 thế kỷ đất nước bị chia cắt bởi các cuộc chiến phân tranh. Từ đây, xứ Huế, vốn là một vùng đất biên viễn của quốc gia Đại Việt, đã trở thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục của nước Việt Nam thực sự thống nhất. Một quần thể công trình kiến trúc với thành quách, cung điện, đền đài, đình tạ, lăng tẩm…, do vua Gia Long khởi dựng và được các triều vua kế vị hoàn thiện, bổ khuyết đã hình thành và tồn tại với miền đất sông Hương - núi Ngự trong hơn 2 thế kỷ qua.

Sóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí
Sóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí

Theo một cảnh báo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa đưa ra sáng nay (7/9), các đợt sóng nhiệt và cháy rừng ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ làm xấu chất lượng không khí mà chúng ta hít thở, gây hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái.