Thứ Ba, 08/10/2013 09:10

Chính phủ xin bố trí gần 100.000 tỷ đồng chống hạn hán

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí gần 100.000 tỷ đồng đầu tư các công trình thuỷ lợi. Trong đó, các công trình cần đầu tư trước mắt, có thể hoàn thành trong năm 2016 cần số vốn khoảng 3.773 tỷ đồng.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Quốc hội về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và các giải pháp ứng phó, từ cuối năm 2014, do ảnh hưởng của El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt. Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.


Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề đặc biệt là ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL.

Báo cáo cho biết, đối với khu vực Nam Trung Bộ, đã có gần 23.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước và trên 30.000 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán ở khu vực này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vụ Hè Thu 2016, nguy cơ 47.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất

Tại Tây Nguyên, hiện có 2.350 ha diện tích lúa phải dừng sản xuất và 36.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt, thời gian tới sẽ tăng lên khoảng 60.000 hộ. Ở khu vực này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vụ Hè Thu 2016, nguy cơ 47.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất

ĐBSCL là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tổng diện tích cây trồng thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay khoảng 210.000 ha. Trong khi đó, khoảng 250.000 hộ (1,3 triệu người), nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, cơ sở sản xuất bị thiếu nước ngọt.

Để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất và dân sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Quốc hội cho chủ trương rà soát quy hoạch giảm diện tích trồng lúa ở những vùng thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ cũng đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí 51.845 tỷ đồng (trong đó khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL là 32.399 tỷ đồng) kế hoạch đầu tư trung hạn bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020, để thực hiện các các dự án quy mô lớn, hệ thống thủy lợi lớn liên tỉnh.

Đồng thời, bố trí 45.262 tỷ đồng để đầu tư cho các công trình thủy lợi trọng điểm phòng, chống hạn hán, kiểm soát mặn chưa có nguồn vốn ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, các công trình cần đầu tư trước mắt, có thể hoàn thành trong năm 2016, phát huy hiệu quả chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 - 2017 là 3.773 tỷ đồng.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.