Thứ Hai, 30/05/2016 08:27

Chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

Muốn gỡ nút thắt này, trước tiên cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra, bên cạnh đánh giá nỗ lực và kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, đồng thời yêu cầu phải chuyển từ tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp và hội nhập sâu rộng. Đây là một yêu cầu cao, nhưng là con đường phát triển tất yếu để tạo sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Với khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế, nhưng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, tạo sự ổn định xã hội, góp phần phát triển đất nước. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), việc tái cơ cấu ngành nông nông nghiệp đạt nhiều kết quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao, một số loại nông sản đã tiến đến việc khẳng định vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Góp phần tăng trưởng GDP năm 2017 của ngành nông nghiệp đạt 2,66%; quy mô GDP cả ngành năm 2018 tăng gấp 1,25 lần...

Với Thừa Thiên Huế, sau 10 năm thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU, ngày 27/3/2009 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X); nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện. Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020...

Tuy nhiên, một thực tế của Thừa Thiên Huế cũng như cả nước, quy mô sản xuất của khu vực nông nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn quá thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong nông nghiệp còn yếu, việc kết nối giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ rời rạc… Bên cạnh những nguyên nhân trên, một “lực cản” lớn trong phát triển nông nghiệp là tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu tự sản tự tiêu. Cái gì được giá, bán chạy là họ sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức sản xuất đó không còn phù hợp, bộc lộ nhiều bất cập và người nông dân luôn đối diện với điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa".

 Muốn gỡ nút thắt này, trước tiên cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp. Tức là sản xuất những gì thị trường cần theo quy mô hàng hóa cũng giống như sản xuất công nghiệp. Hiện nay, việc tạo ra các vùng sản xuất tập trung đang có bước chuyển động tích cực, nhờ việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã từng bước đầu tư, tạo được các mô hình để người dân học tập, nhân rộng. Các mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, nông dân đã khẳng định được hiệu quả, như Công ty CP Vật tư nông nghiệp, Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi, Công ty TNHH 1TV Quế Lâm miền Trung, Công ty Liên Việt….

Bên cạnh đó, trước xu thế phát triển hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải được quản lý theo quy trình, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; gắn sản xuất với tổ chức thị trường… Để làm được điều này, cần có sự chung tay của “6 nhà”: Nhà nông- Nhà nước- Nhà đầu tư- Nhà băng (ngân hàng)- Nhà khoa học- Nhà phân phối để huy động các nguồn lực đầu tư công nghệ cao từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tổ chức tiêu thụ mở rộng thị trường tiêu thụ; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và giúp người nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của mình.

Hoàng Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.