Chủ Nhật, 05/11/2017 11:25

Công bố PCI năm 2019: Thừa Thiên Huế xếp 20/63, thuộc nhóm khá

Sáng 5/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 với chủ đề “Cùng lan tỏa những thông điệp cải cách môi trường kinh doanh”. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên sự kiện công bố PCI 2019 được VCCI thực hiện trực tuyến.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Đừng để “trên nóng, dưới lạnh”Cải thiện chỉ số PCI và nâng cao chất lượng giáo dụcĐứng đầu về chỉ số gia nhập thị trườngCải thiện môi trường đầu tư kinh doanhDuy trì chỉ số PCI ở nhóm khá, phấn đấu vào nhóm tốtThừa Thiên Huế duy trì chỉ số CPI ở nhóm khá

Quang cảnh buổi công bố trực tuyến PCI năm 2019

Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp, PCI là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.

Về kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Trưởng ban chỉ đạo PCI đánh giá: Kết quả PCI năm 2019 như cánh chim báo tin vui về những xu hướng tích cực trong cải cách ở cấp địa phương của Việt Nam. Đặc biệt là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, PCI năm 2019 có điểm trung bình cao nhất từ trước tới nay, xu hướng hội tụ đã thu hẹp lại sự cách biệt trong chất lượng điều hành của các tỉnh, thành phố, cho thấy chúng ta đã có một dàn nhạc cải cách đồng điệu hơn các địa phương.

“Sự năng động sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng, công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, khiến bức tranh toàn cảnh của môi trường kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một số chỉ số PCI, và có tới 80% số doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng với cách ứng xử của các cơ quan chính quyền”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, PCI 2019 cũng đã chỉ ra một số lĩnh vực có mức độ cải cách chưa như kỳ vọng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với chính quyền địa phương để tiếp tục thay đổi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo báo cáo PCI 2019, Quảng Ninh năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI năm 2019, trong đó có 8 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2018 (73,40 điểm), kế đến là Đồng Tháp (72,10 điểm), Vĩnh Long (71,30 điểm) và Bắc Ninh (70,79 điểm).

Thủ đô Hà Nội chỉ xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng này với 68,80 điểm. Dưới đó là TP Hồ Chí Minh với 67,16 điểm, xếp thứ 14. Nhóm cuối bảng xếp hạng là Lai Châu, Bắc Kạn, Bình Phước, Hà Giang, Bắc Kạn.

Thừa Thiên Huế năm 2018 xếp 30/63 với 63,51 điểm thì năm 2019 đã cải thiện vươn lên đứng vị thứ 20/63 với 66,50 điểm, xếp trên của nhóm khá, tăng 10 bậc.

Bảng xếp hạng 16 địa phương đạt điểm số PCI cao nhất năm 2019

Báo cáo đã cho thấy một số chuyển biến rõ nét bao gồm mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng, công tác giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp đã có những cải thiện rõ rệt, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, các doanh nghiệp gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự được củng cố, gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục giảm, cải cách hành chính có kết quả tích cực…

Dù vậy, không gian cải thiện vẫn còn rất lớn với chính quyền các địa phương, đó là việc tăng cường minh bạch thông tin đấu thầu, mua sắm công, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, đặc biệt là những thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan tới quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quyết định chủ trương đầu tư…

Điểm sáng trong báo cáo PCI-2019 là việc, các doanh nghiệp FDI tiếp tục đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh Việt Nam. Những cải thiện ấn tượng nhất là trong trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và cắt giảm chi phí không chính thức cũng như gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp FDI cũng cho biết Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan tới giai đoạn hoạt động sau đăng ký, thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thuế... Các doanh nghiệp FDI cũng mong muốn Việt Nam có chiến lược và chính sách hiệu quả để nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đánh giá, chỉ số PCI 15 năm qua có vai trò quan trọng thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, qua đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để Thừa Thiên Huế trở thành “bến đỗ” của các nhà đầu tư
Để Thừa Thiên Huế trở thành “bến đỗ” của các nhà đầu tư

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, Thừa Thiên Huế luôn chủ động nắm bắt xu thế để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhiều nhà đầu tư (NĐT). Đó là chia sẻ của ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

Thừa Thiên Huế xếp thứ 8 toàn quốc về chỉ số PCI năm 2021
Thừa Thiên Huế xếp thứ 8 toàn quốc về chỉ số PCI năm 2021

Sáng 27/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát gần 11.312 doanh nghiệp (hơn 10.127 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).

Thừa Thiên Huế tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng PCI năm 2020
Thừa Thiên Huế tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng PCI năm 2020

Sáng 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020 (PCI 2020) dựa trên khảo sát gần 12.300 doanh nghiệp. Thừa Thiên Huế đứng thứ 17 trong bảng xếp hạng, tăng 3 bậc so với năm 2020.