Tiềm năng đô thị di sản
Huế được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng du lịch của khu vực miền Trung khi sở hữu 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận, bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Năm 2018, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục được xướng tên khi UNESCO công nhận nghệ thuật bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó, Huế còn có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai - Lập An, văn hóa ẩm thực phong phú hay nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc.
Phá Tam Giang – Đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á
Với những thế mạnh trên, trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến Huế đạt 4,332 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt gần 2,2 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm 2017.
Để thu hút nhiều hơn lượng khách du lịch ghé thăm Huế, hoàn thành 1 trong 4 chương trình trọng điểm của tỉnh trong năm 2019 là phát triển du lịch và dịch vụ, Huế đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch, trong đó phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững được địa phương hết sức quan tâm.
Định hướng phát triển du lịch “xanh”
Theo một nghiên cứu của Khoa Du lịch- Đại học về khả năng thu hút khách của điểm đến Huế, có 3 yếu tố quan trọng khiến khách du lịch chọn đến Huế bao gồm phong cảnh thiên nhiên, văn hóa đặc sắc và an ninh – an toàn. Tuy có sự chênh lệch về yếu tố lựa chọn đến Huế giữa khách quốc tế và nội địa, riêng phong cảnh thiên nhiên được cả hai dòng khách ưu tiên lựa chọn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên để thu hút du khách, trong thời gian gần đây, định hướng xuyên suốt của du lịch Huế là phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
Để phát triển du lịch “xanh”, ngành du lịch địa phương đã triển khai nhiều hoạt động như ban hành bộ quy tắc ứng xử trong ngành du lịch; trong đó có những quy tắc đề cao tính trách nhiệm của du khách trong việc tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch…
Định hướng xuyên suốt của du lịch Huế là phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên
Ngoài ra, thành phố đã thực hiện nhiều phong trào bảo vệ môi trường như phong trào “Ngày chủ nhật xanh” hay hoạt động gom rác “Cảm ơn dòng Hương”, đã nhận được sự hưởng ứng của người dân cho đến doanh nghiệp, các hãng lữ hành…
Với những thành quả trên, tháng 6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần biểu dương phong trào bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa, “nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là biểu dương cho những nỗ lực không nhỏ của thành phố trong việc bảo vệ môi trường nói chung, xây dựng ngành du lịch “xanh” nói riêng.
“Cú hích” từ doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch bền vững, ngoài nỗ lực của các bộ, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế, không thể không kể đến sự hợp sức từ các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Mới đây nhất, Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối Huế với các thành phố du lịch trọng điểm, bao gồm các đường bay Hà Nội – Huế, TP. Hồ Chí Minh – Huế trong tháng 10/2019. Song song với việc mở mới nhiều đường bay, Hãng đồng thời triển khai chiến dịch bay Xanh Fly Green trên mọi chuyến tới Huế, cũng như trên toàn mạng bay của Hãng.
Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối Huế với các thành phố du lịch trọng điểm, bao gồm các đường bay Hà Nội – Huế, TP. Hồ Chí Minh – Huế trong tháng 10/2019
Chia sẻ về chiến dịch Fly Green, đại diện Hãng hàng không cho biết, bảo vệ môi trường là một trong những định hướng xuyên suốt trong hoạt động của Bamboo Airways ngay từ giai đoạn mới thành lập. Trong đó, việc khai thác những chuyến bay “xanh” sẽ giúp giảm tải đến mức tối đa các sản phẩm nhựa dùng một lần trên các chuyến bay của Bamboo Airways, góp phần mang đến môi trường sống xanh sạch hơn.
Theo đó, trên những chuyến bay Fly Green của Bamboo Airways, các sản phẩm làm bằng nhựa dùng một lần được thay thế bằng các vật liệu có thể tự tái chế hoặc phân hủy. Ví dụ, các vật dụng bằng nhựa dùng một lần được thay thế như cốc giấy, ống hút giấy, khay tre… Túi nylon được thay thế như túi thu rác và găng tay bằng vật liệu tự phân huỷ, bọc đồ ăn bằng giấy nến, túi bọc chăn nylon được thay thế bằng túi vải không dệt, các chất liệu nguồn gốc thực vật được ứng dụng trong đồ dùng như ống hút làm bằng tre…
Với những kế hoạch trên, Hãng kỳ vọng sẽ đóng góp vào công cuộc khai thác tối đa tiềm năng du lịch Huế, thúc đẩy gia tăng liên kết vùng, đồng thời nâng cao sức thu hút của Huế đối với du khách về một điểm đến du lịch di sản văn hóa - xanh – thân thiện.
Trong bối cảnh chung của ngành du lịch, đối với Huế, phát triển du lịch theo hướng bền vững là con đường tất yếu nhằm đạt được những mục tiêu về du lịch mà địa phương đề ra. Để giải quyết bài toán trên, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế, sự chung tay đóng góp của người dân, các doanh nghiệp lữ hành, hãng hàng không… chính là một phần không thể thiếu để đưa Huế trở thành cái tên có vị thế đáng kể trên bản đồ du lịch “xanh” trong khu vực và trên thế giới.
Bamboo Airways đang khai thác 28 đường bay nội địa và quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (bao gồm Macao và Đài Loan). Dự kiến trong năm 2019, Hãng sẽ mở rộng mạng lưới đường bay lên 37 – 40 đường, trong đó gồm các đường bay quốc tế đến Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Đông Nam Á.
Đội bay của Bamboo Airways dự kiến sẽ lên đến 30 máy bay ngay cuối năm 2019, bao gồm các dòng tàu bay hiện đại Airbus A321neo, A320neo và Boeing 787-9 Dreamliner, phục vụ cho mọi đường bay nội địa và quốc tế.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các đường bay của Bamboo Airways, quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 1900 1166
- Website: bambooairways.com
- Email: 19001166@bambooairways.com
- Facebook: www.fb.com/BambooAirwaysFanpage/
|