Thứ Ba, 26/02/2019 06:30

Doanh nghiệp “ngóng” vắc-xin

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, người ta nhắc nhiều đến phương án “3 tại chỗ” trong các khu kinh tế, công nghiệp (KTCN). Quá trình lên phương án các doanh nghiệp (DN) gặp khá nhiều khó khăn. Và, theo nhiều DN việc “phủ xanh” vắc-xin cho người lao động sẽ dễ dàng giải quyết những cái khó thực tại.

Lên phương án “3 tại chỗ”Xuất khẩu phục hồi & tăng trưởngBộ Y tế ra hướng dẫn phòng dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

Kiểm soát thân nhiệt người lao động trước khi vào làm việc

Hầu như các DN đều mong ngóng vắc-xin, đó là câu chuyện thực tế. Đến lúc này, tại các khu KTCN tỉnh vẫn chưa triển khai tiêm vắc-xin cho người lao động. Thông tin từ Ban Quản lý các Khu KTCN tỉnh, từ giữa tháng 6 đơn vị này cũng đã tổng hợp danh sách hơn 1.300 người là các đối tượng có nguy cơ cao tại các khu KTCN có nhu cầu tiêm vắc-xin gửi Sở Y tế. Song, đến lúc này, vì nguồn vắc-xin hạn chế nên vẫn chưa tới lượt phân bổ.

Hiện nay, ngoài những lo ngại dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, tại các khu KTCN nguy cơ vỡ trận rất lớn nếu xuất hiện F0, điều đã xuất hiện tại các tỉnh, thành phía Nam. Bởi thế mà rất nhiều giải pháp rốt ráo được chính quyền lẫn lãnh đạo các DN triển khai. Ngoài “3 tại chỗ”, “2 điểm đến 1 cung đường”, DN còn đề xuất “luồng xanh” cho con đường vận tải hàng hóa, nguyên liệu; mô hình “3 xanh”… Song, DN muốn tự tổ chức sản xuất an toàn thì người lao động phải tiêm vắc-xin, khi đó mới có thể duy trì một cách bền vững mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất.

Ai cũng biết, sẽ là đại họa nếu dịch bùng phát tại các khu KTCN. Sau những đợt dịch liên tiếp, sức chịu đựng của nhiều DN cũng đã đạt giới hạn kéo theo nhiều hệ lụy như, người lao động mất việc làm, chuỗi cung ứng cũng đứng trước nguy cơ đứt gãy… Và DN không dễ phục hồi ở thời kỳ hậu đại dịch. Những khó khăn ấy đang hiển hiện trước mắt các DN. Bởi thế mà câu chuyện vắc-xin tại các DN đang được luận bàn ở mọi ngóc ngách, nhà máy sản xuất.

Tại Hội nghị trực tuyến với các DN, hiệp hội và địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh mới đây do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, hầu hết các DN đề nghị Thủ tướng có cơ chế ưu tiên vắc-xin cho người lao động. Là người trong cuộc, họ hiểu rõ mức độ hiểm nguy khi dịch lây lan ở đơn vị mình. Bây giờ, khi mà phương án “3 tại chỗ” gặp nhiều trở lực, chỉ phù hợp với những DN có tiềm lực mạnh. Giải pháp này cũng chỉ đảm bảo trong thời gian ngắn, về lâu dài, vắc-xin được xem là phương án giải quyết vấn đề khi đã xác định phải sống chung với COVID-19.

Một thống kê cho thấy, xét trên bình diện cả nước, tỷ lệ DN đáp ứng phương án “3 tại chỗ” chưa quá bán. Tại Thừa Thiên Huế, nhiều DN kêu khó ngay từ khi hình thành phương án này. Và họ đang mong tiến độ tiêm vắc-xin được triển khai nhanh hơn, thậm chí DN còn mong muốn chia sẻ kinh phí tiêm vắc-xin cho người lao động.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 36.000 lao động. Nhiều lao động thuộc DN nằm trên địa bàn có nguy cơ cao, như Phong Điền, Khu KT Chân Mây - Lăng Cô. Việc kiểm soát dịch bệnh đang được triển khai đồng bộ, chặt chẽ. Song, bên cạnh nỗi lo lắng của DN, người lao động cũng có cảm giác bất an khi làm việc.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong năm nay, kế hoạch hoạch tiêm vắc-xin sẽ phủ 92% dân số. Việc tiêm vắc-xin cho người lao động tại các khu KTCN cũng nằm trong kế hoạch. Song, quá trình thực hiện phụ thuộc vào lượng vắc-xin do Bộ Y tế phân bổ, khi có vắc-xin sẽ tổ chức tiêm chủng.

Kết quả tiêm chủng đến ngày 18/8, toàn tỉnh có 50.649 người đã tiêm vắc-xin mũi 1; 9.936 người đã tiêm 2 mũi vắc-xin cùng loại; 2.490 người đã tiêm 2 mũi vắc-xin khác loại. Khi người lao động chưa được tiêm vắc-xin họ vẫn còn lo lắng, mong muốn ngành y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc- xin giúp người lao động an tâm khi làm việc. Bởi, nếu để COVID-19 lây nhiễm trong các khu KTCN sẽ ảnh hưởng đến cả chục ngàn con người. Ngoài ra, tình hình sản xuất tại DN sẽ đình trệ kéo theo “hở mắt xích” trong chuỗi cung ứng.

Bài, ảnh: Lê Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.