Thứ Năm, 14/01/2016 14:46

Doanh nghiệp Việt Nam vượt rào để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc

Từ ngày 1/1/2019, Hàn Quốc bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (PLS) theo phương pháp mới trên tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

Xuất khẩu nông sản sẽ vượt 40 tỷ USD trong năm nayXuất khẩu thuỷ sản tăng gần 10%EU tiếp tục là nhà kinh doanh thực phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới

Kiểm tra vi sinh vật tổng số hàng hóa tại tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Theo các chuyên gia thương mại, chính sách này có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 61,56 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu 980 triệu USD các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam. Hàng Việt Nam chiếm khoảng 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của thị trường này trong năm 2017.

Các chuyên gia cho rằng: Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu cà phê hạt, cà rốt, chuối, ớt, thanh long, xoài nhưng nông sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc vẫn vấp phải hàng rào kỹ thuật.

Mặc dù thị trường nông sản Hàn Quốc còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật để thuận lợi hơn khi xuất khẩu.

Hơn nữa, phải nắm vững các quy định về PLS cho toàn bộ các mặt hàng nông sản. Bởi thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ trải qua các bước kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, kiểm tra thực địa lô hàng.

Riêng với hàng nông sản nhập khẩu lần đầu, Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Từ lần nhập khẩu thứ 2 trở đi, nông sản đó sẽ kiểm tra theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên.

Đáng lưu ý, trường hợp mặt hàng nông sản đã từng không đạt chuẩn trước đó, Hàn Quốc sẽ kiểm tra chuyên sâu 5 lần liên tục đối với các lần nhập khẩu tiếp theo.

Đặc biệt, hạng mục kiểm tra chuyên sâu đối với thực phẩm nhập khẩu bao gồm 370 loại thuốc bảo vệ thực vật; trong đó có 134 loại chưa có tiêu chuẩn về ngưỡng tồn dư cho phép.

Đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – MRLs), Hàn Quốc sẽ áp dụng mức dư lượng tồn dư mặc định chung là 0,01 mg/kg.

Các chuyên gia cũng lưu ý, khi xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, doanh nghiệp nên rà soát mặt hàng nông sản có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong ngoài danh mục được Hàn Quốc cấp phép và có nằm trong dư lượng tồn dư cho phép hay không, thông qua website www.foodsafetykorea.go.kr/foodcode.

Trong trường hợp nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin được cấp chứng nhận không vượt mức dư lượng cho phép đối với thuốc bảo vệ thực vật đó qua các công ty thuốc trừ sâu của Hàn Quốc.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.