Thứ Hai, 03/09/2018 08:26

Doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu trong 2 tháng đầu năm

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày và dịch Covid-19 diễn ra tại một số địa phương trong tháng 2/2021 làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng này giảm so với tháng 1/2021.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 40.000 tỷ đồngNgành dịch vụ của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh trong tháng 10Đánh giá toàn diện, xây dựng đề án khôi phục ngành du lịchThu ngân sách từ thuế thay dầu thô: Đâu là cội nguồn của giải pháp?

Ảnh minh họa

Cụ thể, doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 2.500 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giảm 62,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu của Hải Phòng giảm 18,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 41,5%; Hà Nội giảm 47,7%; Đà Nẵng giảm 67,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,2%; Thừa Thiên - Huế giảm 73,3%; Hải Dương giảm 89,4%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 88,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán nên hoạt động ăn uống, du lịch nghỉ dưỡng của người dân giảm, đồng thời để phòng chống dịch bệnh nhiều địa phương trong cả nước đã hủy các lễ hội truyền thống đầu năm.

Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm ước tính đạt 91.500 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu của Hải Phòng tăng 14,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8,6%; Thanh Hóa tăng 6,5%; TP HCM giảm 0,5%; Hà Nội giảm 1,5%; Đà Nẵng giảm 3,3%; Bắc Ninh giảm 4,6%.

Tính chung tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2021 đạt 904,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 722,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,8% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh thu công nghiệp ICT tăng 13 so với cùng kỳ
Doanh thu công nghiệp ICT tăng 13% so với cùng kỳ

Việt Nam đã có 68.800 doanh nghiệp công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị, với mục tiêu có thể làm chủ được công nghệ.

Doanh nghiệp EU ASEAN sẽ quan trọng hơn về doanh thu toàn cầu
Doanh nghiệp EU: ASEAN sẽ quan trọng hơn về doanh thu toàn cầu

Theo một cuộc khảo sát do Hội đồng Kinh doanh Liên minh châu Âu (EU) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (EU-ABC) thực hiện trong thời gian gần đây, hiện có thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu đang kỳ vọng các thị trường ASEAN sẽ trở nên quan trọng hơn về mặt doanh thu trên toàn thế giới trong vòng 2 năm tới.

Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác

Chi tiêu cho các chuyến công tác nhiều khả năng sẽ không thể phục hồi về mức trước đại dịch cho đến khoảng năm 2026 - chậm hơn 2 năm so với dự kiến ​​trước đó - do lạm phát dai dẳng, giá năng lượng cao, thiếu hụt lao động và các vấn đề địa chính trị đang làm chậm tiến trình phục hồi của ngành này, dự báo mới nhất của Hiệp hội Du lịch doanh nghiệp toàn cầu (GBTA) cho biết.

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6
Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6%

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Doanh thu tăng nhưng không lọt top
Doanh thu tăng nhưng không lọt top

Đáng tiếc là, trong số những địa phương thuộc top có doanh thu tốt từ du lịch lại không có Thừa Thiên Huế...