Thứ Hai, 04/09/2017 07:15

Đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong mùa dịch

Phối hợp cùng doanh nghiệp tuyên truyền cho người lao động chủ động phòng dịch và ổn định tư tưởng, đời sống trong mùa dịch COVID-19 là hoạt động được các cấp công đoàn chú trọng triển khai thời gian qua.

Hiến máu giữa mùa dịchTrải nghiệm cùng con mùa COVID-19Phòng tránh cho người mắc bệnh mãn tính giữa mùa dịch Covid 19 (nCoV)

Cán bộ công đoàn phát khẩu trang miễn phí cho công nhân lao động tại Công ty CP Dệt may Huế

Giúp người lao động an tâm 

Mang con đến chỗ làm việc trong mùa dịch là hình ảnh quen thuộc của chị Hồ Thị Lài, người lao động Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Bích (Khu Công nghiệp Hương Sơ, TP. Huế). Chị Lài kể, hai vợ chồng quê ở Quảng Bình nên không có người thân, họ hàng tại Huế để trông giúp con trai học lớp 3 đang được nghỉ học; cực chẳng đã chị mới phải mang con đến chỗ làm.

Cũng như chị Lài, tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Bích có khoảng 6 trường hợp phải mang con đến nơi làm việc. Theo đại diện công ty, trước tình hình nghỉ học kéo dài của các em học sinh, công ty đã phối hợp cùng công đoàn cơ sở kịp thời bố trí một phòng vui chơi riêng cho các em nhỏ, với nhiều trò chơi giải trí như cầu trượt, nhà bóng và tivi…

“Không chỉ tạo điều kiện để chúng tôi mang theo con nhỏ, công ty còn hỗ trợ cả khu vực vui chơi khép kín, an toàn, giúp người lao động an tâm làm việc”, chị Lài hồ hởi.

Bà Hoàng Thị Như Thanh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế thông tin, hỗ trợ người lao động trông trẻ trong mùa dịch là một trong nhiều phúc lợi thiết thực được các công đoàn cơ sở phối hợp cùng doanh nghiệp triển khai. Không riêng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Bích, hiện trên địa bàn có khoảng 3 doanh nghiệp đang triển khai mô hình trên.

Tại Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh, đơn vị đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp cùng lãnh đạo công ty thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19.

Ông Trần Hữu Cáo, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh cho biết, hiện tất cả các doanh nghiệp đã ban hành thông báo về việc tăng cường phòng, chống dịch đến toàn bộ đoàn viên, người lao động. Nhiều doanh nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền các dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng tránh lây nhiễm, cập nhật tin tức về dịch bệnh qua hệ thống loa phát thanh trong nhà xưởng và nhà ăn; treo băng rôn, hình ảnh tuyên truyền tại căn tin, cổng công ty, bảng thông báo. Đồng thời, phát khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ và xịt cồn rửa tay cho công nhân viên khi đến làm việc tại công ty, thành lập nhóm hỗ trợ dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp...

Một số công đoàn cơ sở trực thuộc đã đàm phán với người sử dụng lao động về việc tăng tiền suất ăn cho người lao động để đáp ứng công việc và tăng khả năng đề kháng với dịch. Đơn cử như tập đoàn Vitto đã chính thức tăng suất ăn ca 1, ca 2 và hành chính từ 16 nghìn đồng lên 18 nghìn đồng/suất, ca 3 là  20 nghìn đồng/suất (không bao gồm chi phí nhân công, điện, nước).

“Với việc cho học sinh nghỉ học, một số công nhân lao động đã xin nghỉ phép vì không bố trí được người trông con nên cũng có khó khăn nhất định. Một số hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ được các công đoàn cơ sở xây dựng lại kế hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực đồng thời đảm bảo an toàn trong mùa dịch…”, ông Trần Hữu Cáo cho biết thêm.

Khu vui chơi dành cho con em người lao động tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Bích

Bám sát tình hình thực tế

Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn vào cuộc tích cực, xem "chống dịch như chống giặc”. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền qua trang web của đơn vị, các trang mạng xã hội…, giúp người lao động nhận thức được vấn đề để chủ động bảo vệ bản thân.

Về phía doanh nghiệp, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng như ổn định tình hình tư tưởng của người lao động; tránh hoang mang và ổn định tình hình sản xuất.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty CP Dệt may Huế Trần Kim Oanh cho biết, hiện nay, người lao động tại công ty vẫn ổn định công việc, được đảm bảo đầy đủ các chế độ lương, thưởng. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất, công đoàn sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp tìm giải pháp nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động.

Theo bà Hoài Hương, nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc làm và các chế độ tiền lương cho người lao động. LĐLĐ tỉnh đã thành lập các đội phản ứng nhanh để nắm bắt tình hình tại doanh nghiệp để kịp thời đưa ra các hướng xử lý phù hợp. Trong thời gian tới, nếu có trường hợp doanh nghiệp tạm dừng hoạt động khiến người lao động gặp khó khăn, LĐLĐ tỉnh sẽ lập tức đồng hành hỗ trợ để giải quyết phần nào khó khăn chung; đồng thời kiến nghị với các sở, ban, ngành liên quan chung tay có hướng giải quyết.

 “Thời gian qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức công đoàn. Định hướng của đơn vị là tập trung vào các hoạt động chiều sâu, bám sát tình hình đời sống của đoàn viên, người lao động thay vì tổ chức các hoạt động bề nổi, tránh tụ tập đông người”, bà Hoài Hương chia sẻ.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.