Thứ Bảy, 19/10/2019 07:15

Giám sát hiệu quả nguồn vốn vay

Nhiều mô hình kinh tế được định hình từ nguồn vốn vay, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân là dấu ấn của tín dụng chính sách (TDCS) tại Quảng Điền.

Bà đỡ cho hộ nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, anh Hưng đã mở rộng mô hình chăn nuôi

Với sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Điền, anh Trần Gia Hưng, thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi mạnh dạn vay vốn từ chương trình hộ nghèo 30 triệu đồng đầu tư mua cặp bò về làm giống, định hình mô hình chăn nuôi của gia đình song hành cùng các mô hình trồng trọt khác. Đến năm 2020, gia đình anh chính thức thoát nghèo và trả xong nguồn vốn vay. Anh Hưng tiếp tục vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo đầu tư thêm bò giống phát triển bò sinh sản. Đến nay, đàn bò của gia đình anh đã 20 con, mỗi năm, có nguồn thu nhập từ đàn bò đạt trên 60 triệu đồng. Nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp với thời gian trả nợ dài giúp anh Hưng yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng quy mô chuồng trại.

Không riêng gì anh Hưng, nhiều mô hình kinh tế tại xã Quảng Lợi đã được định hình và tiếp sức nhờ nguồn TDCS từ NHCSXH.

Bà Hoàng Thị Nết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quảng Lợi chia sẻ, hoạt động TDCS xã hội bao gồm chuỗi các sản phẩm tín dụng để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo nguyên tắc ưu tiên hộ nghèo rồi đến hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nguồn vốn này đã trở thành bà đỡ cho các đối tượng chính sách nói riêng và người dân trên địa bàn xã nói chung. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở xã những năm qua giảm đáng kể. Năm 2022, số hộ nghèo ở Quảng Lợi chỉ còn 5,34%; hộ cận nghèo chiếm 9,91%.

Thông qua đầu mối là các hội, đoàn thể, 247 tổ tiết kiệm vay vốn, nguồn vốn TDCS của NHCSXH Quảng Điền đã đến gần hơn với người dân. Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ của ngân hàng này đạt 340.356 triệu đồng, tăng 17.621 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 5,5% với 12 chương trình tín dụng còn hiệu lực.

Cùng với triển khai thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, NHCSXH Quảng Điền tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng như làm tốt bình xét cho vay; kiểm tra, giám sát trước, trong, sau cho vay; kiểm soát nợ đến hạn; xử lý nợ quá hạn và nợ bị rủi ro góp phần nang cao hiệu quả hoạt động TDCS trên địa bàn.

Theo ông Lê Vinh, Giám đốc NHCSXH Quảng Điền, thực hiện hiệu quả các chương trình TDCS, ngân hàng chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai chính sách vốn; phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội nắm danh sách hộ có nhu cầu vay vốn. Đồng thời, giải ngân kịp thời và có sự định hướng để sử dụng nguồn vốn phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình.

Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, song song với giải ngân vốn, NHCSXH giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng. Qua kiểm tra, hầu hết các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, tỷ lệ thu nợ, thu lãi hằng năm đạt 100%. Hàng năm, đơn vị đều xây dựng các kế hoạch, chương trình công tác của từng tổ nghiệp vụ và từng cá nhân một cách cụ thể, chi tiết sát với thực tế hoạt động, đảm bảo tính khả thi. Hàng tuần, mỗi cán bộ tín dụng đều có kế hoạch xử lý các công việc, nắm bắt tình hình tại cơ sở; đồng thời xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, qua đó báo cáo và tham mưu đề xuất kịp thời các biện pháp giải quyết những tồn tại cũng như các vấn đề phát sinh.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh
Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh

Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội đề nghị tỉnh làm rõ nhiều vấn đề như, cơ chế thanh toán kinh phí để mua test kít; chính sách đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế,… đặc biệt, những kiến nghị của tỉnh cần cụ thể hơn để đoàn giám sát có cơ sở tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.