Thứ Bảy, 25/06/2016 14:29

Giảm thời gian mất điện nhờ công nghệ mới

Áp dụng phương pháp sử dụng sào cách điện và giàn giá cách điện (Platform) tại các vị trí xe chuyên dụng không tiếp cận được cũng như đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện trên toàn tỉnh, năm 2018, thời gian mất điện trung bình chỉ còn 410 phút, giảm 77% so với năm 2017, góp phần nâng sản lượng điện thương phẩm của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đạt gần 1,7 tỷ kWh, tăng hơn 8% so với cùng kỳ.

Sản lượng điện thương phẩm tăng 8% so với cùng kỳTriển khai phương án khắc phục tồn tại đường dây 35kVSản lượng điện thương phẩm đạt trên 788 triệu kWh

Là đơn vị cung cấp điện cho gần 300 ngàn khách hàng trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều DN sản xuất kinh doanh lớn và sử dụng điện số lượng nhiều, như Công ty CP Dệt may Huế, Scavi, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, Siêu thị Big C Huế và các cơ quan hành chính, hộ gia đình nên việc cắt điện do sự cố hoặc sửa chữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt. Vì vậy, giảm thời gian mất điện đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần ổn định sản xuất, sinh hoạt của khách hàng.  

Đội trưởng Đội hotline PC Thừa Thiên Huế, ông Huỳnh Thế Quốc cho biết, để thay thế các thiết bị điện, đơn vị phải cắt điện do kết cấu đấu nối tại các thiết bị này rất phức tạp, luôn phải duy trì dòng tải. Vì vậy, việc tháo hạ thiết bị điện rất cồng kềnh, khoảng cách pha - pha rất gần và rất khó khăn khi tiếp cận, đặc biệt khi triển khai sửa chữa trên đường dây đang mang điện 22kV hay sửa chữa ở các vị trí mà xe chuyên dụng không vào được thì hầu như không triển khai được công tác sửa chữa nóng. Để hạn chế thời gian mất điện trong công tác bảo trì, bảo dưỡng lưới điện, đấu nối mới lưới điện bằng phương pháp hotline không mất điện là một yêu cầu bức thiết đặt ra và cần có giải pháp thực hiện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Qua nghiên cứu, tham khảo, tập luyện thực tế, Đội hotline PC Thừa Thiên Huế đã áp dụng thành công giải pháp thay thế thiết bị điện không cắt điện, đấu nối bằng phương pháp sử dụng sào cách điện và giàn giá cách điện tại các vị trí xe chuyên dụng không tiếp cận được trên lưới điện thực tế đang vận hành (thay Rec 471/21A Vỹ Dạ, lắp đặt thiết bị điện tại vị trí 21/3 ĐZ 22kV tuyến 478- E6 đi Thủy Vân, đấu nối trạm biến áp Lý Nam Đế bằng sào và Platform).

Sử dụng sào cách điện và giàn giá cách điện để sửa chữa điện

Ông Huỳnh Thế Quốc cho rằng, việc triển khai thành công giải pháp Platform là nỗ lực lớn của PC Thừa Thiên Huế với mục tiêu áp dụng và khai thác tối đa công nghệ hiên đại, tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thời gian mất điện khi bảo trì, bảo dưỡng, xây dựng mới lưới điện; nâng cao sản lượng cung cấp điện, không làm gián đoạn việc cung cấp điện cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngành điện.

Phó Giám đốc PC Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Ngọc Hoài Quang cho biết, PC Thừa Thiên Huế là đơn vị đầu tiên ở khu vực miền Trung ứng dụng thành công phương pháp sửa chữa điện nóng trên giàn giá cách điện và sào cách điện. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép công nhân tiếp cận, sửa chữa, đặc biệt là việc đấu nối các lưới điện mới, hoặc xử lý các điểm hư hỏng ở những vị trí khó, những nơi mà xe chuyên dụng không thể tiếp cận được; qua đó, góp phần xử lý nhanh, kịp thời khi có các sự cố xảy ra. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này đòi hỏi công nhân phải có kỹ năng, sử dụng các dụng cụ một cách thuần thục.

Công nhân điện lực đang thao tác sửa chữa điện nóng trên đường dây 22kV

Với những hiệu quả mang lại, năm 2019, Tổng công ty Điện lực miền Trung tiếp tục đầu tư cho PC Thừa Thiên Huế thêm 1 xe chuyên dụng sửa chữa điện nóng và 1 hệ thống giàn giá. Đồng thời, đơn vị cũng có kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân từ 9 người lên 16 người để đáp ứng 2 đội sửa chữa hotline, phục vụ thi công không cắt điện, giảm tối đa thời gian cắt điện của khách hàng khi khắc phục sự cố", ông Quang nói.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đóng điện đường dây 220kV vượt biển trên không dài nhất Đông Nam Á
Đóng điện đường dây 220kV vượt biển trên không dài nhất Đông Nam Á

Ngày 14/10, tại Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đóng điện vận hành cấp điện áp 110kV giai đoạn 1, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc. Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220kV dài nhất khu vực Đông Nam Á được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam.