Thứ Hai, 13/04/2020 09:58

Gỡ khó cho doanh nhân

Các doanh nghiệp đang nỗ lực bước vào mùa sản xuất cuối năm, nhưng dưới tác động của tình hình thế giới và những biến động thị trường, dự báo tình hình khó khăn vẫn tiếp diễn đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, doanh nhân và sự quyết liệt từ cơ quan quản lý.

Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triểnỨng dụng hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam 2022Thiện chí trong đầu tư, đưa cảng Chân Mây phát triển hơnGiúp doanh nghiệp kết nối giao thương

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nhân tiêu biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Chật vật tìm đơn hàng 

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo thể thao sang các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào thời điểm này hàng năm, Công ty Cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ, Nam Định (Pro Sports) đã kín đơn hàng hết quý 1, thậm chí cho quý 2 năm sau, nhưng thời điểm này năm nay, doanh nghiệp vẫn chật vật tìm đơn hàng.

Bà Trần Thị Hà, Giám đốc Chi nhánh Pro Sports cho hay, doanh nghiệp đã rất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, thậm chí chấp nhận lấy giá cạnh tranh để có được đơn hàng lấp đầy các dây chuyền sản xuất. 

Chung tình cảnh, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 8, nhiều doanh nghiệp còn đơn hàng tồn để xuất khẩu, nhưng sang tháng 9, tháng 10, lượng đơn hàng giảm rất nhiều.

Còn theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), trong cuộc khảo sát hai tuần vừa qua, có 33 trong số 45 doanh nghiệp xuất khẩu thừa nhận mức doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.

Tương tự, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối diện với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo bà Lê Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP,  dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3.

Trước bài toán khó thị trường xuất khẩu giảm mạnh, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã không thụ động, mà tìm các giải pháp thúc đẩy sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho hay, mặc dù đối diện nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng nhanh với những thách thức của thị trường. Nếu trước đây ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào 5 thị trường truyền thống gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, thì bây giờ đã bắt đầu chuyển dịch sang một số thị trường mới như Canada, Hồng Kông (Trung Quốc)...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng đã thích ứng trong bối cảnh nhiều đơn hàng có tính chuyên môn hóa cao như sản phẩm đồ jean, kaki, thun… đều bị thiếu đơn hàng, có doanh nghiệp thiếu đến 35%, thì đến nay đã chuyển từ mặt hàng dệt kim sang dệt thoi một cách nhanh chóng. Đồng thời, tập trung đầu tư vào công nghệ và tự động hóa để thích ứng với chuyển dịch cơ cấu mặt hàng. “Các doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn mở rộng thị trường, tiến tới mô hình đa quốc gia và chúng ta đã tập trung phát triển được 26/27 quốc gia trong khối EU”, ông Giang cho hay.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải), bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng. Vinatex liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên; nhập khẩu một lượng bông dự trữ với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá, sẵn sàng cho các đơn hàng nửa cuối năm

Ngành dệt may nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu. Ảnh: TTXVN.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Nói về sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan với cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, đó là sự đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh của Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và đặc biệt lắng nghe các doanh nghiệp với các quyết sách lớn: Chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ Zero-COVID sang thích ứng, linh hoạt và chúng ta ứng phó với dịch, sống cùng với dịch. Cùng với đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hậu COVID-19. Đó là những chính sách giúp doanh nghiệp bảo toàn lực lượng, không bị đứt gãy sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sớm, chiếm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Theo ông Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thời gian qua, các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần dân tộc cao, đặc biệt là bản sắc của doanh nhân Việt Nam rất sáng tạo, năng động, đã đồng hành với Chính phủ, chia sẻ khó khăn, đóng góp các nguồn lực lớn cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19, giữ vững được nền sản xuất.

Với sự quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp, dự kiến, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ vượt mục tiêu, cao nhất trong khu vực.

Ở góc độ quản lý, để ứng phó, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2022, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.

Bộ Công Thương chỉ đạo các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương, phát triển sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để bảo đảm sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm...

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.