Thứ Sáu, 19/04/2019 20:43

Góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Đó là đánh giá của UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp, diễn ra sáng 19/10. Phía điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan tham dự.

"Chị em hãy tự tin phát triển kinh tế thông qua khởi nghiệp"Thừa Thiên Huế cần biến đặc điểm, lợi thế thành động lực cho phát triển nhanh và bền vững

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì điểm cầu Thừa Thiên Huế​

Đảm bảo an sinh xã hội

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13, KTTT, HTX trong nông nghiệp cả nước có bước chuyển biến khá, phát triển đa dạng. Đến cuối năm 2021, cả nước có trên 18 ngàn HTX với 3,2 triệu thành viên; gần 35 ngàn Tổ hợp tác (THT) với 627 ngàn thành viên. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX, THT đạt gần 37 triệu đồng/người/năm. Nhiều HTX đã khẳng định được vai trò, vị trí trong nền kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực, nâng cao đời sống Nhân dân…

Tại Thừa Thiên Huế, sau 20 năm đổi mới, KTTT, HTX phát triển khá phong phú, đa dạng về loại hình, quy mô, mở rộng nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD). Với tâm điểm là hỗ trợ phát triển kinh tế hộ thành viên, HTX đã tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất, nhất là tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các HTX kiểu mới thật sự là tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ có đầy đủ tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp. HTX tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD dịch vụ, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm với thành viên.

Các HTX kiểu mới được thể hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ, tạo động lực và khuyến khích thành viên gắn bó với HTX. HTX kiểu mới tạo ra được các quỹ, nguồn vốn từ quỹ này một mặt mở rộng SXKD, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng để mọi thành viên trong HTX được hưởng chung; kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Quy mô, phạm vi hoạt động của HTX kiểu mới không còn bị giới hạn, mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính. Mô hình HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành.

Đến ngày 30/9/2021, toàn tỉnh có 306 HTX và dự kiến đến cuối năm nay, toàn tỉnh phát triển lên 312 HTX, tăng 95 HTX so với thời điểm năm 2001. Ước tính đến cuối năm nay, tổng số thành viên HTX trên địa bàn tỉnh đạt 172.475 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong HTX đạt 38.535 người. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt 3,3 tỷ đồng/năm, lãi 150 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động ước 35 triệu đồng/năm.

Sản phẩm nước mắm, mắm và thủy - hải sản được giới thiệu, quảng bá

Hạn chế, bất cập cần khắc phục

Cùng với thực trạng chung cả nước, KTTT, HTX của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho thấy những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển. Nhận thức của một số ngành, địa phương về KTTT, HTX còn hạn chế, dẫn đến chưa quan tâm tham gia hỗ trợ đúng mức. Tại một số xã, phường chưa thật sự quan tâm đến sự tồn tại, phát triển của HTX nên thiếu kiểm tra, giám sát hoạt động để khắc phục những hạn chế, bất cập. Một số nơi có sự quan tâm nhưng chưa định hướng rõ lộ trình, còn khoán trắng mọi việc cho HTX; thiếu quan tâm quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ trẻ có đủ trình độ, năng lực nhằm tạo nguồn kế cận. Một số địa phương lại can thiệp quá sâu vào nội dung kinh doanh, dịch vụ, nhân sự, vi phạm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của HTX.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho rằng, hiện nay và xu hướng trong tương lai, HTX vẫn tiếp tục là đầu mối vững chắc cho phát triển kinh tế hộ, vai trò, vị trí vẫn giữ vững trong nền kinh tế, nhất là trong đại dịch COVID-19. Sự tác động của đại dịch, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, HTX vẫn là chỗ dựa vững chắc cho sản xuất lương thực, thực phẩm. HTX còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng khi vừa hỗ trợ các thành viên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), vừa thực hiện mục tiêu sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, trong sản xuất đã có nhiều HTX làm tốt vai trò bà đỡ cho các hộ nông dân liên kết với nhau, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển thành sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao.

Để thúc đẩy KTTT, mà nòng cốt là HTX trong thời gian đến, tỉnh Thừa Thiên Huế có cơ chế, chính sách về vốn, tạo điều kiện, hỗ trợ xây dựng HTX, THT phát triển với nhiều hình thức SXKD đa dạng, hoạt động có hiệu quả, bền vững. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban ngành về vai trò KTTT, tích cực tham gia, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX. Tỉnh ưu tiên nguồn lực phát triển, đa dạng các mô hình HTX kiểu mới điển hình trên các lĩnh vực, ngành nghề, có tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng của mỗi địa phương. Trong đó, chú trọng hỗ trợ phát triển các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, HTX gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương (OCOP).

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Góp phần thắp lên ngọn lửa hy vọng cho sự sống ở Thổ Nhĩ Kỳ
Góp phần thắp lên ngọn lửa hy vọng cho sự sống ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đã một tuần trôi qua, đoàn cứu hộ cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn đã tiếp cận từng ngõ ngách, từng khu vực đổ nát, không quản ngại nguy hiểm để tìm những dấu hiệu sự sống của các nạn nhân, cũng như những thi thể bị vùi lấp.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.