Thứ Năm, 22/08/2019 16:51

Hoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022

Theo Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) năm 2022 của UBND tỉnh vừa ban hành, năm 2022 sẽ hoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.

ASEAN tổ chức hội thảo về cách mạng công nghiệp lần thứ tưTriển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tưThúc đẩy quan hệ Trung Quốc-ASEAN thông qua đẩy mạnh hợp tác công nghiệpPhát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóaPhê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030Đang thúc đẩy cuộc cách mạng thương mại điện tửTuổi trẻ ngành y chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.04 lĩnh vực Công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triểnTrọn cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp cách mạng

Đề án với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chương trình hành động với những mục tiêu: hoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế; phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia; xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tầm quốc gia; thực hiện chuyển đổi hạ tầng viễn thông, 100% cấp thôn trên địa bàn toàn tỉnh có băng rộng cố định.

Ngoài ra, kế hoạch phấn đấu đạt 80% cơ quan, tổ chức được cung cấp thông tin thiết yếu và các thông điệp của lãnh đạo tỉnh cho người dân, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân về chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế và tham gia tích cực cuộc CMCN 4.0...

Để đạt được kết quả đó, UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Đổi mới và hoàn thiện Khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và công dân số...

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Phong, Trung  đam mê số hóa ảnh di sản
Phong, Trung & đam mê số hóa ảnh di sản

“Việc này giúp con cháu đời sau của họ sẽ không phải mất công hình dung tổ tiên mình trông như thế nào”, Trung giải thích. Rồi nói rằng, hiểu nôm na, số hóa ảnh như là việc photoshop cho ảnh sau khi chụp. Chỉ khác là với số hóa, người dùng phải mua phần mềm riêng và phải trả tiền hàng năm. Trung và Phong nói về công việc, về đam mê số hóa ảnh tư liệu nhẹ tênh, nhưng tôi đọc được trong đó cả sự đam mê và tình yêu dành cho di sản, cho Huế.