Thứ Bảy, 03/08/2019 15:19

Kéo giảm tai nạn giao thông năm 2022 bằng 8 giải pháp

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông (ATGT) năm 2022 với mục tiêu giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Đọc kỹ Nghị định 100/CP trước khi uống rượu bia lái xe ngày TếtXây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19Để vơi dần nỗi đauNhiều hoạt động tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thôngGiảm bền vững cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thôngVa chạm tô tải chở đất, người đi xe máy tử vongLoay hoay xử lý xe quá tảiKiên trì đấu tranh với “quái xế”

8 nhóm giải pháp trọng tâm

Kiểm tra nhà xe chấp hành các quy định vận tải, giấy tờ hoạt động của xe khách. Ảnh: LP.

Kế hoạch của Bộ GTVT nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh; hạn chế tối đa việc lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh COVID-19 từ các hoạt động GTVT; tiếp tục kéo giảm từ 5-10% số vụ TNGT so với năm 2021.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT các địa phương tập trung quyết liệt 8 giải pháp trọng tâm ngay từ đầu năm, trong đó chú trọng giải pháp: Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm ATGT, chống ùn tắc giao thông, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước và hiệu lực thi hành pháp luật, gắn mục tiêu bảo đảm ATGT, giảm ùn tắc giao thông; đồng thời, phát triển giao thông thông minh vào trong các đề án, chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và các dự án đầu tư.

Đối với giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT, Bộ GTVT yêu cầu tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác này ở các cấp, ngành liên quan; tránh hình thức, lãng phí; kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

Bộ GTVT cũng yêu cầu tiếp tục hiện đại hóa công tác giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, đăng kiểm phương tiện; đẩy mạnh triển khai toàn diện từ trung ương đến địa phương công tác kiểm tra tải trọng xe.

Liên quan đến giải pháp xử lý vi phạm, Bộ GTVT yêu cầu triển khai hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất để chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan đến công tác bảo đảm ATGT; chú trọng thực hiện thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm ATGT được phát hiện năm 2021.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng trong hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện hiệu quả công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn khai thác; tiếp tục rà soát và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và quản lý hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.

Về giải pháp cơ cấu lại thị phần vận tải, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá dịch vụ, nhằm thu hút hành khách, hàng hoá sử dụng vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động GTVT.

Ngoài ra, Bộ GTVT tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan để áp dụng kịp thời các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, tổ chức giao thông và hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATGT.

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2021, cả nước xảy ra gần 11.500 vụ TNGT, làm chết gần 5.800 người, bị thương hơn 8.000 người. So với năm 2020, giảm gần 3.500 vụ TNGT, gần 1.100 người chết và giảm hơn 3.100 người bị thương. Trong đó, có 55 tỉnh, thành có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ; 7 địa phương giảm trên 30% số người chết là An Giang, Sơn La, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long. Đặc biệt, các tỉnh An Giang và Sơn La giảm trên 40% số người chết do TNGT. 4 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2020 là Kon Tum, Quảng Trị, Kiên Giang, Thái Bình. Trong đó, 2 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là Kiên Giang và Thái Bình.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Công điện 1725/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm dần từ 31/1 đến 2/2, cả nước xảy ra 60 vụ TNGT, làm chết 36 người, bị thương 33 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 60 vụ TNGT, làm chết 36 người, bị thương 33 người. So với 3 ngày Tết năm ngoái, giảm 6 vụ, giảm 7 người chết, giảm 4 người bị thương. Đường sắt và đường thuỷ không xảy ra tai nạn. Lực lượng CSGT đã kiểm tra, phát hiện xử lý hơn 3.100 trường hợp vi phạm; phạt tiền gần 2 tỷ đồng; tạm giữ 12 xe ô tô, hơn 1.100 xe mô tô; tước 210 GPLX các loại, trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 388 trường hợp, ma túy 1 trường hợp; 1.360 phương tiện vi phạm được phát hiện qua hệ thống camera giám sát.

Về tình hình ATGT qua đường dây nóng, Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, có 10 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia đã được chuyển tới các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý kịp thời. Các đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Cục Cảnh sát giao thông đã ứng trực 100% quân số, đảm bảo tình hình ATGT trên các tuyến đường.

Thông qua hệ thống giám sát xử lý vi phạm về ATGT trên các tuyến cao tốc, có 364 trường hợp vi phạm được phát hiện; 11 phương tiện bị buộc dừng lập biên bản; 1.700 trường hợp vi phạm được gửi thông báo "phạt nguội". Tình hình an ninh, trật tự tại các bến, nhà ga, cảng hàng không trên các tuyến vận tải, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì tốt. Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại bến tàu, bến xe, nhà ga, cảng, đơn vị vị vận tải được duy trì nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Y tế và các cấp chính quyền địa phương.

Có được kết quả bước đầu này là nhờ sự chuẩn bị sẵn sàng, vào cuộc thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT của các cơ quan chức năng trên toàn quốc. Tuy nhiên, để phát huy kết quả, Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các địa phương, ngành dọc tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp trong công điện 1725 ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân 2022, tuyệt đối không lơ là, chủ quan; chú trọng tới các giải pháp thông tin truyền thông, phân luồng, giám sát, xử lý sự cố kịp thời để kéo giảm ùn tắc giao thông.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Canh rừng dịp tết
Canh rừng dịp tết

Trong lúc mọi người được đón tết, sum họp cùng với gia đình, người thân thì nhiều cán bộ quản lý, bảo vệ rừng (BVR) lại bám chốt, đón tết ở rừng sâu.

Để mọi nhà có tết đầm ấm
Để mọi nhà có tết đầm ấm

Chính quyền, tổ chức, đoàn thể các cấp huyện Phú Vang nỗ lực chung sức, chung lòng để mọi nhà đón tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đầm ấm.

Để xuân Quý Mão an vui với mọi nhà
Để xuân Quý Mão an vui với mọi nhà

Thời điểm cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, lượng người, phương tiện tham gia giao thông tăng dần dẫn đến gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) trên các tuyến đường. Do vậy, ngành chức năng địa phương cần có giải pháp kiểm soát phương tiện lưu thông và củng cố hạ tầng giao thông.