Thứ Bảy, 13/04/2019 17:43

Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương

Chiều 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID – 19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên HuếBổ sung nhều quy định về thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đuaThành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế  

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình dự, chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, đây là hội thảo quan trọng để cán bộ, ban, ngành Trung ương; chuyên gia, nhà khoa học; các tỉnh, thành phố trong cả nước chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các mô hình hay thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cũng đã chỉ ra những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua, nhất là những hệ lụy về nguồn lực, đứt gãy các các chuỗi liên kết phát triển kinh tế xã hội…

Từ thực tế đó, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến của các bộ, ban, ngành Trung ương; chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương với mục tiêu khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, tuy phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, nhưng với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, hệ thống chính trị; sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Kết quả đó chính là nhờ vào sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự năng động, vượt khó của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã thành lập các tổ hỗ trợ doanh nghiệp; đề ra từng giải pháp cụ thể; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ…để thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Tin, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.