Chủ Nhật, 16/12/2018 14:55

Khai thác thế mạnh kinh tế vườn

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch nói chung và các nhà vườn trên địa bàn TP. Huế nói riêng. Khai thác thế mạnh kinh tế vườn đã và đang được các chủ nhà vườn chú trọng nhằm nâng cao giá trị kinh tế và khai thác lợi thế nhà vườn.

Nam Đông: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế vườnLàm giàu từ trồng rừng kinh tế

Khách du lịch tham quan nhà vườn Thuỷ Biều (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Nhà vườn ông Hồ Xuân Đài, kiệt 22/12 Thanh Nghị, phường Thuỷ Biều có tuổi đời trên 100 năm, diện tích hơn 1.200m2. Trước đây, mỗi ngày gia đình đón vài đoàn khách với trên 100 lượt người đến tham quan, trải nghiệm chế biến đặc sản Huế, thưởng thức ẩm thực tại vườn, trong đó 70% là du khách quốc tế. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các tour tuyến du lịch tạm dừng hoạt động nên không có khách đến tham quan, gia đình chuyển hướng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn.

Theo ông Hồ Xuân Đài, với diện tích rộng, ngoài các loại cây lâu năm như măng cụt, dâu, thanh trà, cam, quýt, mít, cau, thời gian gần đây, gia đình đầu tư công, phân bón trồng thêm các loại rau củ quả ngắn ngày để tăng thu nhập, đồng thời có thể đón khách tham quan và mua sắm đặc sản vườn.

“Dù nguồn thu từ kinh tế vườn không cao, trên dưới 40 triệu đồng/năm, không bằng với doanh thu từ dịch vụ du lịch, song cũng giúp gia đình duy trì và bảo tồn nhà vườn. Hiện, gia đình đang đề xuất với UBND TP. Huế xin kinh phí cải tạo vườn tạp để trồng thêm một số cây ăn trái nhằm tăng thu nhập”, ông Đài chia sẻ.

Năm 2017, nhà vườn ông Đoàn Kim Khánh ở 145 Vạn Xuân, phường Kim Long được đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” hỗ trợ 500 triệu đồng trùng tu, nâng cấp, đồng thời hỗ trợ tôn tạo khuôn viên nhà vườn và cây giống. Qua 4 năm triển khai, hiện nhà rường đã được trùng tu, khu vườn được chỉnh trang, tôn tạo để đón khách tham quan và tăng giá trị kinh tế.

Bà Trần Thị Bê, chủ nhà vườn cho biết, với khuôn viên vườn rộng hơn 5.000m2, sau khi được TP. Huế hỗ trợ kinh phí trùng tu và tôn tạo vườn, hiện kinh tế vườn của gia đình khá ổn định, một số cây ăn trái như xoài, mít, hồng, nhãn cho thu hoạch quanh năm.

Chủ tịch UBND phường Kim Long Phan Vĩnh Duy Mãn thông tin, toàn phường hiện có 13 nhà vườn được công nhận là nhà vườn Huế đặc trưng. Với lợi thế diện tích lớn, từ 2.000 - 5.000m2/nhà nên hiện một số nhà vườn rất cần hỗ trợ kinh phí tôn tạo vườn, hỗ trợ cây giống và tập huấn kỹ thuật trồng trọt để phát triển kinh tế vườn, nâng cao giá trị kinh tế, nhằm giảm áp lực vắng khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Mãn, hiện UBND phường đang làm việc với các chủ nhà vườn để vận động các gia đình tham gia vào đề án, đồng thời thống kê các nhà vườn đảm bảo các tiêu chí để hướng dẫn đăng ký nhận hỗ trợ tiếp tục được trùng tu và cải tạo vườn.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” ngoài việc hỗ trợ kinh phí trùng tu, còn hỗ trợ tôn tạo khuôn viên vườn cho các chủ nhà vườn. Theo đó, hỗ trợ một lần 100% tiền mua cây giống, tối đa không quá 30 triệu đồng/vườn, hỗ trợ 70% kinh phí cải tạo khuôn viên vườn (gồm cả cổng, hàng rào, bình phong, non bộ…), tối đa không quá 100 triệu đồng/nhà vườn.

Cùng với hỗ trợ cây giống, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tư vấn kinh nghiệm, hỗ trợ tạo lập vườn và phục hồi vườn thông qua chương trình khuyến nông và các dự án liên quan; Sở Du lịch vận động các doanh nghiệp xây dựng các tour, tuyến tham quan nhà vườn Huế nhằm khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh tại các khu nhà vườn.

Bài, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.