Thứ Sáu, 05/05/2017 06:00

“Khát” lao động tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Nhiều nhà máy, dự án du lịch đã và đang tiếp tục được đầu tư vào Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nhưng nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động đang hiện hữu.

Hơn 40 du thuyền sẽ cập cảng Chân Mây trong năm 2019

Sắp tới, khi đưa giai đoạn 2 của dự án Laguna vào khai thác sẽ cần thêm nguồn nhân lực lớn. Ảnh: Nguyễn Phong

Thiếu cả số lượng và chất lượng

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh, hiện tại KKT Chân Mây – Lăng Cô thu hút được 44 dự án đầu tư, với tổng vốn hơn 76 nghìn tỷ đồng. Về du lịch, hiện có 3 dự án lớn đã và tiếp tục triển khai các giai đoạn mới, như Laguna, Khu du lịch Địa Trung Hải (26 căn biệt thự sắp đưa vào khai thác), Khu du lịch Quốc tế Minh Viễn (dự kiến tháng 6/2020 đưa vào khai thác giai đoạn 1). Chỉ riêng 3 dự án này cần trên, dưới 1.000 lao động, vừa có chuyên môn và lao động phổ thông trong 1-2 năm tới.

Ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh cho biết, ở lĩnh vực công nghiệp, trong năm 2020 tại KKT Chân Mây – Lăng Cô cần khoảng 3.000 – 5.000 lao động. Dự kiến trong vòng 5 năm tới, cần thêm trên dưới 10.000 lao động. “Từ nhu cầu của các dự án, qua khảo sát, đánh giá lao động trong khu vực KKT, hiện nguồn lao động chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Bị động nguồn lực lao động kéo theo nguy cơ bị động luôn trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp”, ông Tuệ nhấn mạnh.

Đồ chơi trẻ em do Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam sản xuất

Về phía các doanh nghiệp, bà Trịnh Ngọc Thùy Nhi, Giám đốc nhân sự Laguna Lăng Cô cho biết, mỗi năm, Laguna cần tuyển mới trên 100 lao động, cả chuyên môn và lao động phổ thông. Khi giai đoạn 2 của dự án đi vào khai thác, cần ít nhất 1.000 lao động nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Chiến lược tuyển dụng nhân lực của Laguna là ưu tiên lao động ở địa phương. Mục tiêu không chỉ nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, mà tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần tăng mức sống cho người dân địa phương.

Tháng 11/2019, giai đoạn 1 của Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam (chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh) chính thức đi vào hoạt động và đang cần 500 lao động phổ thông. Quý 2/2020, giai đoạn 2 sẽ tiếp tục đưa vào khai thác, Billion Max Việt Nam cần tuyển thêm ít nhất 2.500 lao động nữa. “Chúng tôi đang rất lo lắng để có thể tuyển đủ số lượng trong thời gian đến. Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của KKT Chân Mây – Lăng Cô trong tìm kiếm, thu hút lao động”, ông Jerry Cheng, Phó Chủ tịch Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam nói.

Cũng theo ông Jerry Cheng, thông thường ở mỗi điểm đầu tư mới sẽ có nguồn lao động dồi dào, năng động. Chọn Huế để đầu tư, ngoài nhận được hỗ trợ tốt về thủ tục, cơ chế của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn vì ở hai đầu đất nước Việt Nam lao động đã có hiện tượng bảo hòa, nhảy việc. Nhưng hiện nay, việc tuyển dụng lao động ở Huế đang khá khó khăn.

Cần có sự chủ động

Lãnh đạo của các địa phương trong khu vực KKT Chân Mây – Lăng Cô cho biết, hiện lao động trong độ tuổi thanh niên ở các địa phương chủ yếu đi làm ăn xa. Với số lượng lao động đang cần của doanh nghiệp trong thời gian đến, chắc chắn sẽ có thể đáp ứng được.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, hiện các dự án lớn đến đầu tư ở KKT Chân Mây – Lăng Cô chưa đặt vấn đề, hay có những kế hoạch cụ thể về nhu cầu nhân lực với huyện. Do đó, huyện chỉ biết các doanh nghiệp đang cần lao động, nhưng lại không biết cần bao nhiêu, trong đó cần bao nhiêu lao động phổ thông, có trình độ. Chỉ khi nắm được nhu cầu chính thức, huyện mới có thể có sự chủ động các giải pháp để phối hợp với các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Bởi thực tế, người dân không thể ở nhà và chờ đợi công việc, trong khi đó chưa có sự chắc chắn về công việc.

“Thời gian qua, UBND huyện đã có làm việc với các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện để nắm lại danh sách thanh niên trong độ tuổi làm việc đang làm việc ở các địa phương khác, qua đó, nắm tâm tự nguyện vọng của các gia đình để phân loại trình độ đào tạo. Thông qua đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2020 sắp đến, khi lao động về quê sẽ kết hợp đặt vấn đề về việc ở lại làm việc”, ông Nguyễn Văn Mạnh thông tin.

Ông Lê Văn Tuệ cũng cho biết, Ban quản lý đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn việc làm tỉnh, các doanh nghiệp để lên kế hoạch mở các sàn giao dịch việc làm dịp trước và sau Tết Nguyên đán, không chỉ ở Phú Lộc mà tất cả huyện, thị xã trong tỉnh để có thể tuyển được nguồn lao động mà doanh nghiệp cần.

Qua thông tin từ các cơ quan liên quan, điều có thể thấy là sự phối hợp, liên thông giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương... chưa chặt chẽ. Do đó, các bên liên quan cần có sự thống nhất, phối hợp để có thể tìm kiếm nguồn lao động đáp ứng nhu cầu làm việc tại KKT Chân Mây – Lăng Cô.

Bài, ảnh: Đức Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Chú Tuệ cắt cỏ
Chú Tuệ cắt cỏ

Nghề cắt cỏ không lạ cũng chẳng phổ biến, nhưng đã giúp chú Hoàng Hữu Tuệ (sinh năm 1968, ở Kim Long - Huế) có thêm thu nhập.

Còn hơn 200 000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội
Còn hơn 200.000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội

Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), không được hưởng các chế độ, cả lương hưu.