Thứ Năm, 27/06/2019 10:08

Kiểm soát nguy cơ 'bong bóng' bất động sản

Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 5370/BXD-QLN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá và kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản (BĐS) và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường BĐS.

Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợiĐề phòng tháo chạyCảnh báo cũng không thừaÝ kiến trái chiều khi dự thảo tái lập quy định giao dịch bất động sản phải qua sànGiá đất ở nông thôn: Tăng thực hay ảo? - kỳ 1: Trao qua bán lạiCEO Lưu Trung Quân chia sẻ Nhà Today là kênh tin cậy cho môi giới BĐS tham khảoDịch COVID -19 tiếp diễn phức tạp, kịch bản nào cho thị trường bất động sản?

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra thông tin quy hoạch đất đai, hạn chế tình trạng "bong bóng" BĐS.

Theo rà soát của Bộ Xây dựng, sự phát triển của thị trường BĐS hiện nay chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn rủi ro; các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp BĐS vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại nhiều địa phương; cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường thiếu minh bạch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định...

Bên cạnh đó, tại một số địa phương đã và đang xảy ra tình trạng: Doanh nghiệp triển khai kinh doanh BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý; chuyển nhượng đất đai trái quy định; phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý, gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường. Mặt khác, một số địa phương xảy ra trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường có thể tạo tác động tiêu cực đối với thị trường nhà ở, BĐS).

Vì vậy, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thị trường BĐS theo quy định tại Điều 78 của Luật Kinh doanh BĐS 2014, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường bất động sản trên địa bàn; đồng thời, tổng hợp thông tin, nhận định về khả năng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra "bong bóng" hoặc các diễn biến bất thường khác.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khẩn trương tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng "bóng bóng" BĐS.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông; xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán BĐS, dự án BĐS, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý, vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh BĐS. Đặc biệt, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm trường hợp các dự án BĐS chưa đủ điều kiện pháp lý đã đưa vào kinh doanh.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương; theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng BĐS.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Bất động sản chao đảo vì thiếu dòng vốn
Bất động sản "chao đảo" vì thiếu dòng vốn

Thời gian qua, nhất thời điểm từ giữa năm 2022 đến nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) "sốt ruột" vì tín dụng bị siết chặt. Đa số DN thiếu vốn để triển khai dự án (DA), còn nhà đầu tư thứ cấp không có dòng tiền để "lướt sóng".