Thứ Ba, 09/06/2020 07:02

Lo nguồn nước sạch

Tính đến cuối năm 2022, Thừa Thiên Huế có 96% người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch, đạt kế hoạch đề ra.

Khánh thành Nhà máy nước sạch Thượng LongTriển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%Điểm tựa vững chãi cho người nghèo

Hệ thống xử lý nước sạch ở huyện vùng cao Nam Đông

Tính đến cuối năm 2022, Thừa Thiên Huế có 96% người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch, đạt kế hoạch đề ra. So với mục tiêu quốc gia, đến năm 2025, cả nước sẽ có 95 -100% người dân thành thị và 93- 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng thì Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương sớm đạt đích này.

Những năm qua, Thừa Thiên Huế đã xác định các danh mục dự án (DA) ưu tiên đầu tư theo định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước; đồng thời, huy động các nguồn lực cho phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn, nhất là mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đơn cử như huyện vùng cao Nam Đông, trước năm 2020 các xã Thượng Long, Thượng  Quảng, Thượng Nhật... người dân có thói quen sử dụng nước từ nhiều nguồn, như giếng đào, nước mưa và nguồn nước sông suối... nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng nước không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ cuối năm 2021, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đầu tư xây dựng đưa nhà máy nước Thượng Long công suất 2.000m3/ngày đêm vào hoạt động, người dân ở địa phương và các xã vùng lân cận đã tiếp cận nguồn nước sạch đúng quy chuẩn, nâng tỷ lệ người dân dùng nước sạch toàn huyện vùng cao Nam Đông đến nay đạt hơn 86%. Cùng với Nam Đông, nhiều xã vùng cao huyện A Lưới cũng tiếp cận được nguồn nước sạch, như Trung Sơn, Lâm Đớt, Hồng Trung...

Anh Hồ Văn Thăng (xã Thượng Long, huyện Nam Đông) chia sẻ: "Khi có nguồn nước máy đảm bảo sinh hoạt, không bị ô nhiễm, cuộc sống người dân địa phương bước sang trang mới".

Đến nay, ngoài các công trình DA nước sạch nông thôn, toàn tỉnh có 34 nhà máy nước sạch, trong đó có 8 nhà máy dự phòng, 4 trạm trung chuyển điều áp; tổng công suất 220.000m3/ngày đêm do HueWACO quản lý, vận hành.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay một số địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng thiếu nước và dùng nước kém chất lượng tại một số thời điểm. Nguyên nhân do địa bàn chia cắt, nằm xa trung tâm nên chi phí đầu tư hệ thống nước sạch vào nhà còn quá lớn so với mức thu nhập người dân. Trong khi đó, những chính sách hỗ trợ việc đưa nước từ nhà máy đến các hộ dân vùng nông thôn còn hạn chế, khiến tỷ lệ người dân khu vực này có cơ hội sử dụng nước sạch chưa đạt được như kỳ vọng.

Theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu đến 2025 là 100% người dân Thừa Thiên Huế dùng nước sạch đúng chuẩn. Đây sẽ là dấu mốc tạo bước ngoặt làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tỷ lệ dân số bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.

Từ thực tế trên, ban, ngành chức năng địa phương tiếp tục rà soát tình hình cấp nước và đề xuất giải pháp thực hiện. Trong đó, các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các DA cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Bên cạnh đó,  HueWACO tiếp tục quan tâm, gỡ những "nút thắt" đưa nước sạch về khu vực nông thôn. Mục tiêu mà HueWACO tập trung hướng đến là chú trọng ở các xã chưa có hạ tầng cấp nước cũng như mở rộng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước tại khu vực có hệ thống cấp nước chưa đồng bộ, kém chất lượng, không bền vững... bằng việc huy động nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau trong giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nước cấp an toàn, liên tục với chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế...

Bài, ảnh: Song Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nước sạch lại về với Kalo
Nước sạch lại về với Kalo

Công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch tại thôn Kalo (xã A Roàng, huyện A Lưới) khánh thành ngày 20/12. Đây là dự án thuộc khuôn khổ chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” do nhãn hàng bia Huda (Carlsberg Việt Nam) tổ chức từ năm 2019 đến nay.

Khi người dân “thấm” mới hiệu quả
Khi người dân “thấm” mới hiệu quả

Phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đã triển khai từ nhiều tháng nay ở TP. Huế. Thế nhưng, để tạo thói quen PLRTN cho người dân vẫn là câu chuyện đáng bàn.