Chủ Nhật, 12/05/2019 05:20

Mấu chốt của phát triển là đem lại môi trường sống tốt

Việc phát triển đô thị Huế cũng được định hướng phải phát triển tiếp nối, bảo đảm hài hòa và cân bằng giữa quá khứ và hiện tại...

Để chương trình trồng cây xanh đạt hiệu quả lâu bền: Phải có giải pháp thực chấtHương Thuỷ hướng tới nền nông nghiệp bền vữngASEAN và nỗ lực đàm phán quốc tế về đa dạng sinh học

 Không xô bồ, đô thị Huế phát triển trên nền tảng bảo tồn và hướng đến đô thị xanh

Khi TP. Huế được mở rộng gần gấp 4 lần, nhiều người hình dung một Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ có những đô thị quy mô nhỏ, vừa làm vệ tinh. Mà những đô thị này không theo mô-típ thuần túy là những khu đô thị sầm uất, những tòa nhà chọc trời, những khu công nghiệp, khu chế xuất xen lẫn. Mà tổng thể, những đô thị sẽ được kết nối nhau giữa hiện đại với bản sắc, phong cách văn hóa làng xã, với những vùng bảo tồn sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, những điểm du lịch trải nghiệm vừa có cả sông, núi, biển, đầm phá... đan xen.

Việc phát triển đô thị Huế cũng được định hướng phải phát triển tiếp nối, bảo đảm hài hòa và cân bằng giữa quá khứ và hiện tại, bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, nông thôn và thành thị…

Đô thị xanh, đô thị sinh thái là mô hình minh họa cho hướng phát triển hợp lẽ nhất để chuyển đổi các xu hướng có hại, nhất là trong bối cảnh môi trường bị tác động mạnh và biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy vậy, nếu vẫn chừng ấy không gian, diện tích thì chắc chắn khó để Thừa Thiên Huế vừa phát triển và vừa bảo tồn được những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng gần 1.000 di tích lịch sử đặc thù của cả nước, cũng như xây dựng đô thị sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Vì lẽ đó, việc mở rộng TP. Huế chính là tư duy hướng đến một đô thị đặc trưng, với không gian thoáng rộng, chất lượng sống, giữ được sự yên bình vốn có của Huế.

Mọi so sánh luôn khập khiễng, nhưng nếu ai đã sống trên đất Huế, quen gắn bó với môi trường, cảnh quan, con người Huế thì hẳn nhiên sẽ khó dung hòa được cảnh sống xô bồ, hiện đại ở những thành phố lớn khác và vẫn muốn lựa chọn sống ở Huế. Không phải Huế không thể và không có cơ hội để phát triển vượt bậc vì Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng và lợi thế, là nơi được ví hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nhưng bản chất của Huế khác những đô thị khác. Nên khi mở rộng TP. Huế, không chỉ cung cấp dịch vụ tốt hơn, chỗ ở nhiều hơn cho cộng đồng dân cư, Huế còn giữ yếu tố đặc trưng của Huế, đó là “vườn”, là lăng tẩm, đền đài, là không gian xanh và xưa vốn rất hiền, hài hòa. Đó là những yếu tố cốt lõi để đem lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân.

Về khía cạnh môi trường, thành phố được mở rộng đúng hướng, bền vững sẽ khắc phục và tránh được những “vết xe đổ” như một số thành phố khác đang gặp phải, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là vì tập trung phát triển kinh tế, phát triển đô thị nhưng co cụm, cục bộ, làm gia tăng phát thải, gia tăng ô nhiễm.

Giãn dân, mở rộng không gian sẽ tiện cho việc bố trí không gian xanh, đầu tư các hạ tầng dân sinh theo quy mô hiện đại chứ không chắp vá, bức bí. Một khi môi trường, sinh thái chất lượng tốt, đô thị Huế sẽ được mệnh danh là vùng đất lành và nhiều người biết đến, muốn đến.

Nhiều ý kiến tán đồng về việc phát triển đô thị Huế không phải theo chiều dọc thẳng đứng với những khu nhà chọc trời, “rừng” bê tông như những nơi khác mà Huế được mở rộng theo bề ngang, tạo không gian sống thoáng đãng, thể hiện đúng bản chất, cốt cách người Huế, đô thị Huế.

Hiện nay, chính quyền địa phương cũng ra sức xây dựng đô thị Huế với một chiến lược cụ thể trên nền tảng phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghệ số, công nghệ thông tin, du lịch xanh, sản xuất sạch với nhiều quy định về sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn xanh...

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.