Thứ Tư, 19/08/2015 14:13

Năm 2018, ngành nông nghiệp phải tiếp tục thay đổi tư duy sản xuất

Trong năm qua, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,16%, trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu63% doanh nghiệp không chuẩn bị gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Xuất khẩu nông sản hướng tới đích 40 tỷ USD

Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng toàn ngành tối thiểu 3%, trong đó lĩnh vực trồng trọt đạt mức thấp nhất 2,2%, chăn nuôi 3%, thủy sản 5,5%, lâm nghiệp 6%. Chỉ tiêu cụ thể cho xuất khẩu của các khối ngành hàng xuất khẩu trong năm 2018 bao gồm: Khối trồng trọt phấn đấu đạt 22 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu; khối lâm nghiệp trên 9 tỉ USD và thủy sản trên 10 tỉ USD.

Cơ hội cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn rất nhiều, tiềm năng phát triển rất lớn. Đơn cử như thị trường lúa gạo thế giới Việt Nam đã chiếm khoảng 10%, thị trường thương mại rau quả của thế giới ước lên tới 240 tỉ USD và Việt Nam hiện mới chỉ chiếm trên 1%.

Bên cạnh phát triển khối ngành hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu, ngành nông nghiệp tiếp tục tái cơ cấu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hướng tới một nền nông nghiệp 4.0 và phát triển bền vững. Để làm được việc này, ngành nông nghiệp cần tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị nông sản, tạo điều kiện quy hoạch vùng nguyên liệu…

Cá ngừ đại dương tham gia đấu giá tại Nhật giá bán cao gấp 3 lần trong nước.

Ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN& PTNT, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, năm 2018, ngành nông nghiệp phải nỗ lực thay đổi tư duy, tạo đột phá trong sản xuất. Theo đó, nông nghiệp không chỉ tập trung sản xuất toàn diện mà cần chuyển sang phát triển những sản phẩm có lợi thế.

“Chúng ta chủ yếu dựa vào kinh tế hộ nhưng trong giai đoạn tới doanh nghiệp phải dẫn dắt nền nông nghiệp. Cần định hình rõ, trong bối cảnh hiện nay phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ của thế giới, sản xuất không thể manh mún và phân tán”- ông Hùng nói.

Trước đây đã có một làn sóng các “ông lớn” tài chính, bất động sản đầu tư  vào nông nghiệp như: Tập đoàn thép Hòa Phát, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… Ngành nông nghiệp cần có thêm những chính sách thuận lợi để tiếp tục tạo ra những “đợt sóng mới” đầu tư vào nông nghiệp.

Vượt qua nhiều thách thức, rào cản

Trong bức tranh tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp năm qua, xuất khẩu nông thủy sản là một trong những điểm sáng, với giá trị ước đạt 36,37 tỉ USD. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và xuất khẩu hải sản nước ta trong năm 2017 lại vấp phải khó khăn do Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành "thẻ vàng" về khai thác hải sản bất hợp pháp áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam. Các tiêu chuẩn về quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng nông sản nhập khẩu ngày càng thắt chặt.

Những thị trường trước đây vốn có tiêu chuẩn không cao như Ấn Độ, Trung Quốc... nay đang khởi động việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu. Nhiều chính sách mới và cảnh báo của các nước đang gây rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam, mà gần đây nhất là đạo luật chống bán phá giá cá da trơn của Mỹ; Quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp của Liên minh Châu Âu (IUU Fishing)... Và việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam tại thị trường quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế.

Cùng với yêu cầu tăng trưởng về xuất khẩu, trong năm 2018, ngành thủy sản phải bằng mọi biện pháp trước hết không để EU rút "thẻ đỏ”, tiếp tục duy trì trạng thái thẻ vàng, từ đó triển khai các giải pháp khắc phục. Xuất khẩu về tổng thể đã thu được những kết quả vượt bậc, tuy nhiên bên cạnh một số nhóm ngành hàng có mức tăng trưởng cao và được tổ chức bài bản, vẫn tiềm ẩn sự thiếu bền vững, thiếu chặt chẽ, thiếu tổ chức thị trường đối với nhiều nhóm ngành hàng chủ lực trong trục các sản phẩm quốc gia.

Nhóm hàng rau quả xuất khẩu tăng 40% trong năm 2017.

Tái cơ cấu nông nghiệp năm 2017 đã ghi nhận những thành quả, tuy nhiên chuyển biến vẫn chưa đồng bộ và chưa bền vững. Việc tổ chức sản xuất nông sản quy mô lớn chưa đạt được kết quả như mong muốn, nông nghiệp hầu hết vẫn là hộ gia đình. Việc chuyển đổi đất sang trồng nông sản giá trị cao vẫn đang được thực hiện nhưng chưa toàn diện. Vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp chưa đồng bộ, kết nối với chuỗi tiêu thụ còn lỏng lẻo. Tái cơ cấu vẫn cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị tập trung, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Nông nghiệp được đo với hai chỉ số là sản xuất và xuất khẩu. Nền nông nghiệp của Việt Nam xuất phát từ sản xuất nhỏ, quy mô hộ, sản xuất theo chuỗi từ nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ chưa bao quát hết, đây là một khó khăn của ngành nông nghiệp. Chính vì thế năng xuất lao động, hiệu quả kinh tế, kiểm soát chất lượng, tổ chức ngành hàng nông nghiệp gặp thách thức.

Trong năm 2017, Việt Nam đứng thứ 19 về xuất khẩu nông thủy sản, đứng thứ 2 ASEAN. Khi Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thì gặp những khó khăn về rào cản thuế và kỹ thuật. Thị trường tiêu thụ nông sản truyền thống cũng như thị trường mới mở rộng đều bị cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thách thức về biến đổi khí hậu, khi Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.