Thứ Ba, 21/04/2020 17:01

Nghiệm thu dự án thử nghiệm giống bơ Booth 7 tại vùng gò đồi

Chiều 21/10, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống bơ Booth 7 tại vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế chủ trì thực hiện.

Hỗ trợ giống bơ booth cho người dân Hồng ThủyBiến vườn tạp thành vườn kinh tếXuân Lộc thúc đẩy kinh tế gò đồiNghiệm thu dự án "Quản lý và phát triển nhãn hiệu mây tre đan của HTX mây tre đan Bao la"

Đo độ sinh trưởng phát triển của cây bơ Booth 7 được trồng ở vùng gò đồi

Dự án được giao thực hiện nhằm có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc phát triển mô hình thâm canh bơ Booth 7, góp phần chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng tại vùng gò đồi của tỉnh.

Dự án tiến hành khảo sát, điều tra nhanh những vùng trồng bơ hoặc có tiềm năng phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh. Cây bơ qua điều tra đã ra hoa và đậu quả, chất lượng quả ngon, vì vậy bước đầu có thể thấy cây bơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái và đất đai một số vùng tại Thừa Thiên Huế. Người dân trên các vùng gò đồi rất mong muốn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị nhằm nâng cao hiệu quả trên vùng gò đồi, vì vậy việc phát triển cây bơ nói chung và bơ Booth 7 nói riêng là rất triển vọng.

Thông qua dự án này, nhóm thực hiện tiến hành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và thâm canh cây bơ đến từng hộ thực hiện nhằm đánh giá lại khả năng thích ứng của cây bơ và hỗ trợ cho người dân trồng cây bơ đạt năng suất cũng như chất lượng cao.

Cây bơ Booth 7 được đánh giá thích nghi trồng ở vùng gò đồi của tỉnh và cho hiệu quả kinh tế

Báo cáo tại hội nghị nghiệm thu, đơn vị thực hiện đánh giá, sau 36 tháng trồng thử nghiệm, bơ Booth 7 sinh trưởng và phát triển tốt, có chiều cao, đường kính tán và đường kính gốc tương đương với các vùng trồng tại Đăk Lăk và Đăc Nông- Tây Nguyên và có một số cây bơ Booth 7 đã ra hoa. Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương và người dân để theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bơ Booth 7 trên vùng gò đồi.

Sau 36 tháng theo dõi, bước đầu có thể khuyến cáo đối với những vùng gò đồi thấp, sườn thoải, đỉnh bằng độ dốc < 50 , từ 5-<80 có thể trồng bơ Booth 7 nhưng phải trồng vành đai cây chắn gió, như cây keo lá tràm hay keo tai tượng, vành đai chắn gió cách hàng bơ cuối cùng tối thiểu 10m; những vùng gò đồi thấp có độ dốc từ 80 trở lên không khuyến cáo phát triển cây bơ nói chung và bơ Booth 7 nói riêng.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Quy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệu
Quy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệu

Đó là nội dung chính của đề tài khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế" được Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 15/2.