Thứ Ba, 30/06/2020 06:29

Nguy hại từ rác thải điện tử

Các thiết bị, đồ dùng điện tử làm thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực của chúng ta. Tuy nhiên, sau khi hết tuổi đời của nó là những mặt tối không nhiều người nhìn thấy.

Lựa chọn đơn vị Cung cấp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2023Để Huế giảm rác thải nhựaXây dựng, giữ gìn hình ảnh Huế không rác thải nhựa

Một điểm tập kết rác thải điện tử của TP. Huế

Bất cứ mỗi người trong chúng ta hiện nay ít hay nhiều đều sử dụng đồ điện tử. Một cá nhân, hay một gia đình đều có thể sở hữu chiếc tivi, một điện thoại, bếp điện, quạt máy... Khi các thiết bị này hết tuổi đời lại góp phần làm gia tăng của rác thải điện tử (RTĐT).

Nhận định từ Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI-Việt Nam), trung bình mỗi năm, một người Việt thải ra môi trường 1kg RTĐT. Nếu nhân với hơn 90 triệu dân hiện nay thì tổng lượng rác này thải ra mỗi năm là không ít.

RTĐT là loại rác thải cực độc hại, có nguy cơ hủy diệt môi trường (không khí, đất, nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, như: các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch, thần kinh.

Một cán bộ điều phối Dự án "Huế - Thành phố giảm nhựa của miền Trung Việt Nam" do WWF-Việt Nam tài trợ đang triển khai ở TP. Huế cho rằng, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng đã rút ngắn vòng đời của sản phẩm điện tử. Ở nhiều nước trên thế giới, các sản phẩm điện tử hư hỏng hoặc lỗi thời bị thải bỏ trở thành RTĐT đang phát triển với tốc độ nhanh gấp 3 lần các loại rác thải khác. Song, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện về an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện tử, cũng như các chương trình nâng cao nhận thức các tác động tiêu cực của ngành này đối với sức khỏe con người và môi trường.

Tại hội thảo "Cách mạng công nghệ 4.0-Thời cơ và thách thức của doanh nghiệp", do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức mới đây, một chuyên gia môi trường trao đổi bên lề, trong thời đại 4.0, tỷ lệ tiêu thụ thiết bị điện và điện tử ngày một cao. Trong khi đó vòng đời các thiết bị ngày một ngắn, dẫn đến số RTĐT bị thải loại ngày một nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ RTĐT được tái chế rất thấp. Nếu một lượng lớn RTĐT không được chôn lấp, xử lý đúng cách, bị vứt bừa bãi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và nguồn nước vì loại rác thải này chứa nhiều chất độc hại, như: chì, asen và cadmium… Do đó, vấn đề kiểm soát RTĐT cần được các ngành chức năng quan tâm hơn. Nhất là việc chú trọng thực hiện Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Ngành chức năng cần chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Chính quyền sở tại cần chú trọng ban hành chính sách, thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất thiết lập các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa bàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trước khi quyết định loại bỏ một sản phẩm điện tử. Nếu sản phẩm còn có thể sửa chữa thì nên sửa chữa để sử dụng. Nếu sản phẩm còn giá trị thì có thể trao đổi mua bán. Trong trường hợp sản phẩm không thể sử dụng, nên đưa đến nơi tái chế hoặc bán lại cho người có nhu cầu tái chế; tránh vứt bỏ bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay TP. Huế đang đồng hành với DA "Huế - Thành phố giảm nhựa của miền Trung Việt Nam". Mong rằng có sự phối hợp hỗ trợ nhiều giải pháp trong việc thu gom, xử lý liên quan đến loại RTĐT tại địa phương thiết thực, hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Song Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Thu gom hơn 300kg rác thải từ hoạt động thuỷ sản
Thu gom hơn 300kg rác thải từ hoạt động thuỷ sản

Đó là kết quả của mô hình xã hội hoá tổ công tác thu gom rác thải từ hoạt động thuỷ sản thực hiện từ tháng 10/2022 tại Chi hội Nghề cá xã Hương Phong (TP. Huế), được Hội Nghề cá tỉnh thông tin ngày 22/2.

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.