Thứ Tư, 27/02/2019 10:52

8 tháng, giải ngân vốn FDI cả nước tăng 2%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021.

Có giải pháp mang tính đột phá, khả thi và phù hợp thực tếTăng cường biện pháp kiểm soát và xác định hướng gió trước khi kích nổ mìnĐề ra các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính ngân sách giai đoạn 2021 - 2025Giải ngân vốn theo nguyên tắc “bảo vệ nguồn”Tháo gỡ vướng mắc, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mớiPhấn đấu giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%/nămBộ GTVT sẽ xử lý người đứng đầu ban quản lý dự án nếu giải ngân vốn chậm

Sản xuất tại Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ. Theo đó, tính đến ngày 20/8/2021, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, có 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 36,8% với tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ; 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 11% với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5 tỷ USD, tăng 2,3%; 2.720 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 43,4% với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD, giảm 43,4%.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 7 tháng năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 156,9 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 155,9 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,3% kim ngạch xuất khẩu.

Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 16,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15,6 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 20,4 tỷ USD.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9%.

Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 79,4% và 73,9% tổng vốn đăng ký. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, giảm 17,8%. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc),…

Vốn đầu tư của Singapore gấp 1,9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản và gấp gần 2,6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư của Singapore.

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ ba về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký; trong đó, có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD, chiếm tới 85,8% tổng vốn đầu tư của Long An.

TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với gần 1,7 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh; trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới với 34%, số lượt dự án điều chỉnh là 18,3% và góp vốn, mua cổ phần là 59,8%. Hà Nội tuy không thuộc Top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài trong 8 tháng, song xếp thứ hai về số dự án mới với 21,5%, số lượt dự án điều chỉnh là 14,2% và góp vốn, mua cổ phần là 12,1%…

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay trong những ngày cuối năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện đầu tư công năm 2023. Đây là quyết tâm lớn của Thừa Thiên Huế trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm.

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023
Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023

Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo giai đoạn 2021-2022, ký kế hoạch phối hợp năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân; Chuẩn Đô đốc Mai Trọng Định, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng 3 cùng hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đại biểu về dự hội nghị.

Phải đạt ít nhất 95 kế hoạch
Phải đạt ít nhất 95% kế hoạch

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh...