Thứ Bảy, 15/06/2019 10:02

Thu ngân sách vẫn tăng

Nói gì thì nói, “hầu bao” ngân sách của quốc gia và các tỉnh vẫn bội thu. Theo Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 11, ngân sách nhà nước đã thu đạt 103,4% dự toán và vượt 8,9% so với cùng kỳ. Mức thặng dư khoảng 120.000 tỷ đồng. Có 55 địa phương số thu ngân sách đạt và vượt dự toán. Thừa Thiên Huế là một trong số ấy.

Tăng trưởng ngân sách vượt dịchGiao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022Thuế thu nhập cá nhân tăng caoGia tăng lạm phát lương thực trong khu vực châu Á đang phát triểnThu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớmHệ lụy từ những dự án treoĐổi mới tư duy, xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanhRà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư công

Nguồn thu từ đất của tỉnh liên tục tăng qua các năm và có sự “đột biến” vào hai ba năm gần đây. Ảnh: Thái Bình 

Theo số liệu từ UBND tỉnh, thu ngân sách đến 6/12/2021 ước đạt 10.009 tỷ đồng. Còn theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, dự ước cả năm sẽ đạt 10.206 tỷ đồng, vượt 68,3% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh khó khăn nhiều đường do dịch bệnh, con số thu ngân sách nói trên để đảm bảo nhiệm vụ tăng chi là điều đáng mừng.

Những con số nói trên chưa phân tích là nguồn thu tăng từ những lĩnh vực nào, nhưng nhìn vào bước tranh kinh tế, chúng ta có thể thấy, thúc đẩy tăng trưởng thu ngân sách rất có thể đến từ 3 yếu tố chính: tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng; tăng từ khu vực phi sản xuất - từ đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thuế... từ khu vực này) và từ việc tăng giá.

Khu vực dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, năm 2021 ước tính chiếm tỷ trọng khoảng 46,5% (số liệu từ Sở Kế hoạch và đầu tư) nhưng có vẻ như lĩnh vực này không đóng góp được nhiều cho ngân sách vì ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Năm nay ước tính chỉ tăng 1,6% còn năm ngoài – 2020 là tăng trưởng âm, giảm 0,79%. Để khu vực này phục hồi và đóng góp vào ngân sách có lẽ cần một thời gian nữa nhưng chưa biết là bao lâu. Vì trong khu vực dịch vụ, ước tính 30 -40% là dịch vụ du lịch. Cho nên, đóng góp ngân sách của khu vực dịch vụ gắn chặt với việc tăng trưởng hay không tăng trưởng của ngành du lịch!

Dù ảnh hưởng do dịch bệnh nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn giữ được “phong độ” tăng trưởng. Điều này cho thấy khu vực này ít bị ảnh hưởng. Năm ngoái, ảnh hưởng của dịch bệnh không nặng nề như năm nay nhưng khu vực này chỉ tăng 6,21%. Song năm nay có mức tăng ước đạt 7,74%. Mức tăng này chắc chắn có sự tác động của vốn đầu tư công và đầu tư toàn xã hội. Con số đầu tư toàn xã hội năm này ước tăng 4,5%, số tuyệt đối là 25.545 tỷ đồng, tất cả các khu vực đều tăng và vượt mức kế hoạch từ khu vực đầu tư nhà nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, đầu tư doanh nghiệp.

Năm nay, các hoạt động ở lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục sôi động. Có những dấu hiệu cho thấy khu vực “đất đai” có sự đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách. Vài năm nay, nguồn thu từ đất của tỉnh liên tục tăng qua các năm và có sự “đột biến” vào hai ba năm gần đây. Năm 2019, nguồn thu từ đất đạt 1.300 tỷ đồng, trong tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh là 7.300 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn này thu được 2.100 tỷ đồng. Và năm nay, theo dự ước của Cục thuế Thừa Thiên Huế, được một tờ báo dẫn nguồn, dự ước số thu nội địa năm 2021 đạt 9.530 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Cục thuế tỉnh cũng cho biết, nếu trừ tiền sử dụng đất thì nguồn thu nội địa cũng ước đạt 6.630 tỷ đồng. Điều này có thể hiểu, nguồn thu từ sử dụng đất là rất lớn !?

Có thể một nguồn thu lớn được nữa là từ việc tăng giá của nhiều mặt hàng. Về mặt nguyên tắc, khi giá tăng thì nguồn thuế thu được cũng tăng theo. Như thuế VAT, khi giá tăng thì mức thuế thu tăng tương ứng. Năm nay, nhiều mặt hàng tăng giá thấy rõ, nhất là bất động sản, địa ốc, sắt thép, xăng dầu. Điều này có thể gọi “nguồn tăng thu là nhờ giá”.

Nguyên nhân nào tăng thu là tốt, là bền vững hay không bền vững sẽ là câu chuyện dài cần bàn luận kỹ. Giờ thấy “hầu bao” rủng rỉnh để đảm bảo nhiệm vụ chi, trong đó có nguồn để chi cho đầu tư phát triển là “vui cái đã”.

                                                                   Nguyên Lê

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Điểm đến phải hấp dẫn
Điểm đến phải hấp dẫn

Không còn lâu nữa, nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào khai thác. Đây là thời điểm cần chủ động các giải pháp để kết nối, đưa khách đến trong thời gian đến.