Thứ Bảy, 09/11/2019 15:04

Thực hư những con số

Chúng ta có thể cảm nhận được là một lượng khách du lịch bùng nổ trong dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa rồi.

Đến A Lưới nghe khèn, ngắm núi rừng & thư giãnChuyên nghiệp & bài bản để đón khách tốt hơnMuốn phát triển du lịch xanh, cần cho thấy lợi ích lâu dài

Khách du lịch thích thú với sản phẩm truyền thống Huế. Ảnh: MC

 

Chúng ta có thể cảm nhận được là một lượng khách du lịch bùng nổ trong dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa rồi. Thành phố Huế nhộn nhịp hẳn lên. Thế nhưng, khi đọc con số thống kê lượng khách từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và so sánh với một số địa phương khác, ngay như các địa phương không phải là trọng điểm du lịch thì nó gợi lên nhiều suy nghĩ.

Một số câu hỏi đặt ra. Thứ nhất là có phải có một xu hướng mới là khách du lịch chọn những điểm đến mới, kể cả những nơi không có sản phẩm du lịch gì nổi bật? Thứ hai - có phải có vấn đề gì về những con số thống kê và thứ ba, có phải du lịch Huế đã kém cạnh tranh?

Chúng ta thử điểm qua một số địa phương xem thử như thế nào (chỉ so sánh trong dịp lễ)!

Một địa phương sát cạnh Thừa Thiên Huế là Đà Nẵng, theo số liệu thống kê đã đón 254.000 lượt khách. Ở phía bắc, trong điểm du lịch Quảng Bình đón 115.000 lượt. Vào đến Bình Định với thành phố Quy Nhơn đón 192.000 lượt. Vào thêm chút nữa là Khánh Hòa với trọng tâm là TP. Nha Trang đón 275.000 lượt. Đà Lạt đón 101.000 lượt; Bình Thuận 80.000 lượt. Ở vùng Tây Bắc đại diện là Sapa đón 98.000 lượt. Tây Nguyên với thành phố Buôn Mê Thuột đón 56.000 lượt…

Nếu như những con số nêu trên là thực chất thì quả là du lịch Huế kém cạnh tranh? Tuy nhiên, xem xét một số yếu tố thì có thể tin rằng, con số thống kê của du lịch Huế là có thể tin cậy được, mặc dù tất cả là con số ước tính. Đã ước tính thì không chính xác, chỉ là sự tiệm cận.

Ai cũng biết, Huế và Hội An là hai trọng điểm du lịch của miền Trung. Những điểm đến nổi tiếng thế giới bởi có nhiều di sản. Ngành chức năng của Hội An ước tính mỗi ngày thành phố này đón khoảng 10.000 lượt khách. Tức là tính trong 4 ngày lễ thành phố này đón 40.000 lượt. Con số này tương đối tương đồng với Huế. Nếu chiếu theo con số này để nói rằng du lịch Huế và Hội An đã kém hấp dẫn và cạnh tranh thì có vẻ như không ổn! Ở Hội An thì sao không biết chứ ở Huế, riêng trong năm nay có rất nhiều sản phẩm du lịch hết sức hấp dẫn. Không gian, đặc biệt là hai bên bờ sông Hương được tôn tạo đẹp hơn, lung linh hơn rất nhiều…

Có một câu hỏi nữa cũng cần lý giải, đó là khách du lịch đến Đà Nẵng thì chính Hội An hoặc Huế là hai địa phương thường được du khách lựa chọn để kết nối. Hay nói cách khác là điểm đến thứ 2 trong kỳ nghỉ. Thế nhưng trong khi Đà Nẵng đón 254.000 lượt thì Huế và Hội An chỉ đón từ 40.000 – 45.000 lượt. Phải chăng khách chỉ đến Đà Nẵng chơi rồi về chứ không đi thêm điểm thứ hai là Hội An hoặc Huế ?

Ngay như thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng có một điều gì đó cần lý giải thêm. Ví dụ, Sở Du lịch cho biết Huế đón 45.000 lượt khách nhưng khách lưu trú chỉ có 28.000 lượt. Điều này có thể hiểu, trong 4 ngày lễ có đến 17.000 lượt khách “vội vã” rời khỏi Huế!

Thống kê là việc của thống kê. Không ai có thể cãi được cái chuyện ước tính! Nhưng có một điều mọi người Huế đều cảm nhận được trong dịp lễ vừa qua – một lượng du khách đến Huế rất đông và có thể gọi là bùng nổ. Thế cũng đủ cho du lịch Huế rồi!

LÊ NGUYỄN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai
Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai

Trong khi Cuba đứng đầu danh sách các điểm đến thịnh hành nhất, Hội An của Việt Nam đứng thứ hai. Theo sau đó là Mauritius (Đông Phi) đứng thứ ba, Siem Reap xếp thứ tư. Hạng năm thuộc về Chiang Mai (Thái Lan) và các thứ hạng khác trong Top 10 lần lượt thuộc về Grand Cayman của Caribbean, Fes của Maroc, Baku của Azerbaijan, thủ đô Kathmandu của Nepal và Krakow ở Ba Lan. Trên đây là danh sách 10 điểm đến được yêu thích nhất năm 2023 của Tripadvisor.