Chủ Nhật, 23/02/2020 20:41

Chỉnh trang chợ Đông Ba gắn liền với đảm bảo các giá trị lịch sử, văn hóa

Chiều tối 23/8, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đi khảo sát, kiểm tra công tác chỉnh trang khu vực chợ Đông Ba, TP. Huế. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.

Tập trung chỉnh trang chợ và phát động nhiều phong trào để thu hút tiểu thương tham giaXã hội hóa đầu tư, chỉnh trang chợ Đông BaChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự ánChỉnh trang, cải tạo chợ Đông Ba

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên trái) thăm hỏi tiểu thương chợ Đông Ba

Từ lâu, chợ Đông Ba đã trở thành điểm tham quan, mua sắm thu hút nhiều người dân và khách du lịch. Với gần 3.000 lô chính và rong bạ, chợ Đông Ba quy tụ nhiều chủng loại hàng hóa, từ đặc sản Huế, sản phẩm các vùng miền, hàng lưu niệm quà tặng, thực phẩm, trái cây, hoa màu…

Hiện nay, hạ tầng chợ đã xuống cấp, nhiều khu vực thấm dột, rách nát; các lô hàng bong tróc mái trần, hệ thống điện chằng chịt… ảnh hưởng đến mỹ quan xung quanh, đồng thời không an toàn cho tiểu thương và khách hàng khi đến chợ.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, việc chỉnh trang, cải tạo chợ là rất cần thiết trước tình trạng xuống cấp như hiện nay, đồng thời đề nghị lãnh đạo TP. Huế và Ban Quản lý chợ Đông Ba cần nghiên cứu chợ một cách tổng thể; tiến hành sắp xếp lại các gian hàng trong khuôn viên chợ, từng bước đầu tư nhằm hoàn chỉnh hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên theo hướng văn minh – hiện đại.

“Quá trình nâng cấp, cải tạo chợ Đông Ba cần lấy tiểu thương làm gốc, dựa trên tinh thần đồng thuận để đi đến phương án cuối cùng nhằm cải tạo, chỉnh trang khuôn viên chợ, không gian tổng thể hiện đại hơn, sạch hơn nhưng vẫn gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của chợ. Trong đó phải đảm bảo kiến trúc hiện hữu của khu vực lầu Chuông và các công trình còn kiên cố; chú trọng cải tạo, đầu tư mới lại nội thất, hạng mục đã xuống cấp, cũ kỹ, tối ưu hóa diện tích vốn có để tiến hành sắp xếp, chỉnh trang lại một cách hợp lý”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tin, ảnh: L.Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.