Thứ Bảy, 30/04/2016 06:00

Xi măng Đồng Lâm: Ứng dụng sáng kiến kỹ thuật vào sản xuất

Ngoài đầu tư trang thiết bị, máy móc đồng bộ, hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) chủ động ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) làm lợi hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Xi măng Đồng Lâm: Dấu ấn 4 năm vận hànhXi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồng

Hệ thống điều hành tự động

Cải tiến dây chuyền lò nung clinker

Thiết kế ban đầu, clinker vào máy nghiền xi măng có nhiệt độ 80÷100oC, kết hợp với nhiệt độ sinh ra trong quá trình nghiền và từ buồng đốt phụ sử dụng dầu DO để sấy nguyên liệu khi máy nghiền hoạt động. Tuy nhiên thực tế vận hành sản xuất có thời điểm clinker thấp hơn nhiệt độ này, do lượng clinker tồn trữ lâu hơn trong silo. Vào mùa mưa, các nguyên vật liệu như thạch cao, puzzolana có độ ẩm cao, đòi hỏi lượng nhiệt sấy lớn, phải sử dụng lượng nhiệt đốt từ buồng đốt phụ lớn và thường xuyên hơn, do đó làm tăng tiêu tốn dầu DO cho máy nghiền xi măng, ảnh hưởng khá lớn đến chi phí sản xuất. Vì vậy, dùng nguồn nhiệt lượng khác để thay thế cho việc đốt dầu DO sấy máy nghiền được đầu tư nghiên cứu. Và phương án lắp đặt mới hệ thống đường ống gió nóng tận dụng khí thải từ máy làm nguội clinker để sấy máy nghiền xi măng là giải pháp quan trọng.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt đường ống dẫn thu hồi khí nóng từ hệ thống làm nguội clinker của dây chuyền lò nung clinker, nhằm tận dụng nhiệt phục vụ sấy nguyên liệu cho máy nghiền xi măng, giảm phát thải khí thải ra môi trường. Sáng kiến này được ứng dụng từ tháng 3/2016, với chi phí đầu tư 14 tỷ đồng, tuy nhiên thực tế việc sử dụng khí nóng thu hồi giúp tiết kiệm hơn 14 tỷ đồng/năm so với việc sử dụng dầu DO để sấy nghiền xi măng. Như vậy từ khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đến nay đề tài đã thu hồi vốn và đem lại lợi ích hàng chục tỷ đồng cho công ty, góp phần giảm phát thải nguồn nhiệt thừa từ hệ thống làm nguội clinker ra môi trường, giảm đốt dầu DO tại buồng đốt ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện, công ty cũng triển khai nhiều giải pháp cải tiến, hợp lý hóa, tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động với năng suất cao, đạt và vượt năng suất thiết kế, giảm phát thải NOX (oxyde nitơ) trong khí thải lò nung, giảm tiêu năng lượng (than, điện, dầu DO) trong sản xuất clinker... Đồng thời, thực hiện các chương trình nghiên cứu như: ổn định nguồn cung nguyên liệu chiến lược cho công ty, nâng cao đặc tính sử dụng xi măng PCB40 xá (xi măng rời) trong hỗn hợp bê tông, đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm luôn đạt ổn định, chất lượng.

Hiện thực hóa sáng kiến kỹ thuật

Ông Nguyễn Hữu Chi chia sẻ: Dù được thừa hưởng từ quá trình đầu tư dự án, dây chuyền công nghệ của nhà máy xi măng Đồng Lâm với công nghệ, thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại theo hướng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, quản lý chất lượng; có khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế, giảm phát thải khí thải có hại, nhưng ngay khi đi vào hoạt động, công ty xác định nhiệm vụ nghiên cứu phát triển là cần thiết và là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Do đó, công ty đã thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển chuyên trách để quản lý và thực hiện, tạo thuận lợi cho CB-CNV, cũng như xây dựng qui trình hiện thực hóa các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Theo đó, hàng năm, các hoạt động sáng kiến, cải tiến được phổ biến đến toàn thể CB-CNV cùng tham gia. Các ý tưởng sáng kiến được tiếp thu để xây dựng thành các chương trình nghiên cứu phát triển của năm. Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kỹ thuật được triển khai và ứng dụng hiệu quả.

Giám đốc Bộ phận nhân sự, bà Trần Thị Thu Hoa cho hay: Chúng tôi quản lý CB-CNV tại nhà máy theo quan điểm không thiên về quản lý chỉ đạo mà thiên về phát huy năng lực; nhờ đó tạo điều kiện cho CB-CNV đưa ra các ý tưởng và hỗ trợ hoàn thiện các ý tưởng đó, phát huy được sức sáng tạo của lực lượng lao động.

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, vinh danh hàng năm để khuyến khích tinh thần nghiên cứu, sáng tạo; đào tạo bổ sung chuyên môn và quản lý cho CB-CNV; duy trì đầu tư mạnh kinh phí cho các hoạt động sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là động lực giúp CB-CNV có nhiều ý tưởng sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Thời gian tới, việc định hướng phát triển các ứng dụng sáng kiến của công ty được chú trọng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, ưu tiên áp dụng các giải pháp tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động tăng hiệu quả sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu định mức, ổn định chất lượng xi măng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật
Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật

Ngày 17/2, Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù thuộc Hội người mù tỉnh phối hợp với Ban chấp hành Hội người mù huyện Phong Điền tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn cho 15 học viên là người mù và người khuyết tật.