Thứ Bảy, 30/09/2017 13:45

Doanh nghiệp thời COVID-19: Bài toán về sự thích nghi

Ngoài mong chờ nhận được sự hỗ trợ từ chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp đang nỗ lực đổi mới hoạt động, vượt qua thời điểm khó khăn.

Gia tăng người lao động nhận trợ cấp thất nghiệpĐồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa dịch

Cửa hàng Royal Chicken hỗ trợ bán trực tuyến các sản phẩm chăn nuôi cho doanh nghiệp hội viên

Đa dạng hình thức kinh doanh

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong tháng 2/2020, tổng lượt khách du lịch đến Huế giảm 38% so với tháng trước, giảm 27,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch giảm 19% so với tháng trước, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong tháng 3, hoạt động du lịch hầu như ngưng trệ hoàn toàn trong khi mọi năm đây là thời điểm vàng trong hoạt động du lịch.

Ngành vận tải, nhất là các hãng taxi, vận tải du lịch, hàng không cũng ảnh hưởng không kém. Theo một số doanh nghiệp, thời điểm tháng 2, doanh thu giảm từ 30 đến 40%, trong tháng 3 con số này có thể lên tới 60 đến 70%.

Các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp điện - điện tử, dệt may… có hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng bị thiệt hại do kim ngạch xuất, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc bị ngừng trệ, hầu hết các doanh nghiệp may sử dụng 50-90% nguyên liệu vải từ Trung Quốc dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất.

Với doanh thu mỗi năm 160 tỷ đồng, từ đầu năm đến nay,  hoạt động của Công ty CP Truyền thông và Du lịch Đại Bàng hầu như đóng băng. Kinh doanh du lịch hiện chỉ hoạt động cầm chừng, các tour đặt trước đều bị hủy, trong khi, các chi phí vẫn phải trả như: nhân sự, thuế, lãi suất ngân hàng…, đặt doanh nghiệp trước tình thế khó khăn.

Cải thiện kinh doanh trước khó khăn, Công ty liên kết với Tổng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) bán sản phẩm Encovy (nCoV Shield) trong mùa dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Truyền thông và Du lịch Đại Bàng, trên nền khách hàng sẵn có và đội ngũ nhân sự, công ty triển khai bán sản phẩm nCoV Shield đến các khách hàng của công ty. Số lượng sản phẩm bán ra hàng ngày khá lớn.

Cùng với đổi mới mô hình hoạt động, công ty kinh doanh thêm các sản phẩm đang “hot” như: đồ bảo hộ phòng dịch, các sản phẩm phòng dịch cùng đội ngũ truyền thông, media tăng cường hỗ trợ.

Đổi mới cách tiếp cận

Ảnh hưởng COVID-19, đầu năm đến nay, hoạt động của nhà sách, máy bán hàng tự động và hệ thống đào tạo, tư vấn thuế của Công ty CP Hồng Đức chững lại, trong đó, hệ thống đào tạo hầu như đóng băng.

Trước khó khăn, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức đã xây dựng các chương trình đào tạo online, hệ thống nhà sách cũng chuyển từ hình thức bán hàng trực tiếp qua kênh bán hàng trực tuyến.

Ông Trần Minh Đức khẳng định, nếu không thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng thì doanh nghiệp chỉ có phá sản. Hiện, công ty đã đầu tư hệ thống phòng thu, xây dựng các chương trình đào tạo trực tuyến, kiểm tra và cấp chứng nhận cho học viên. Dự kiến trong tháng 4/2020, các chương trình sẽ bắt đầu vận hành. Riêng hệ thống nhà sách đã xây dựng kịch bản bán hàng online hoàn toàn, với cách làm này sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Liên kết

Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển doanh nghiệp chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Huế, để ứng phó với khủng hoảng, các doanh nghiệp cần chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại và tìm cơ hội tồn tại. Trong đó, quan trọng nhất là phải giảm định phí, các khoản chi cố định, cân nhắc chuyển một số định phí thành biến phí, cần cắt giảm chi tiêu, thậm chí đóng cửa để cắt giảm định phí tối đa chờ thời cơ… Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng thời điểm này để nghiên cứu thị trường, giá cả, tìm kiếm đối tác đa dạng sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một số thị trường như hiện nay.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dương Tuấn Anh, đây cũng là lúc các hiệp hội nghề nghiệp phát huy mạnh mẽ vai trò cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp thành viên. Thời điểm này, những doanh nghiệp khỏe, ít bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ cho những doanh nghiệp có “sức đề kháng” kém hơn... Việc xây dựng chương trình hỗ trợ sử dụng sản phẩm của nhau trong thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Huế đang triển khai sẽ là hướng hỗ trợ, tạo mối liên kết bền vững, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.