Thứ Sáu, 29/12/2017 14:40

GDP 6 tháng năm 2020 tăng thấp nhất 9 năm trở lại đây

GDP 6 tháng qua, ước tính tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Nông nghiệp giữ tăng trưởng dươngKhai thác hiệu quả nguồn lực đất đaiASEAN: GDP trung bình có thể trở lại mức 8% vào năm 2021Citi cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN xuống còn 2,9%

Sáng 29/6, Tổng cục Thống kê họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020.

Tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Thống kê đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng qua diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.

Ảnh minh họa

Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Báo cáo cũng cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng qua, ước tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đạt mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh sớm được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang từng bước hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020.

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, sau 2 tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tiếp tục khởi sắc với 13.725 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước.

Trong 6 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về kim ngạch xuất, nhập khẩu, nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.

Cũng theo Báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất. CPI quý 2/2020 giảm 1,87% so với quý trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.  Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Linh hoạt các giải pháp, dựa vào nội lực để GDP năm 2023 tăng tốt
Linh hoạt các giải pháp, dựa vào nội lực để GDP năm 2023 tăng tốt

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank - UOB (Việt Nam) nhận định: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam năm 2022 cho thấy sự bền bỉ cùng với khả năng phục hồi của Việt Nam sau những thiệt hại do COVID-19. Thế nhưng, để duy trì đà tăng trưởng ấn tượng này trong năm 2023 là không dễ khi nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào suy thoái.

Một sự lựa chọn không hề tệ
Một sự lựa chọn không hề tệ

Ở nơi đâu quá xem trọng phát triển GDP mà xem nhẹ yếu tố phát triển bền vững có thể dẫn đến một hệ quả-GDP thì tăng...