Thứ Sáu, 10/08/2018 08:29

Dệt may hy vọng sớm phục hồi nhờ tận dụng các FTA

Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do vừa được ký kết, tạo tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn.

Hàng xuất khẩu Hàn Quốc sang New Zealand sẽ được miễn thuế từ năm 2021Việt Nam, Anh và lợi ích từ FTA Anh - ViệtHàn-Trung tìm cách đẩy mạnh thương mại tự do song phương

Năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định đối với ngành dệt may.

Trong tháng 1, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong tháng ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định đối với ngành dệt may. Trong đó, xu thế giảm giá, hàng hoá đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới. Dù vậy, năm 2021, ngành dệt may vẫn đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất đạt 39 tỷ USD.

Bộ Công Thương dự báo, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới.

Đồng thời, ngành dệt may cần tiếp tục tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà Hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu năm, cùng hy vọng với Jujitsu
Đầu năm, cùng hy vọng với Jujitsu

Sau thành công tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX - 2022, đội tuyển Jujitsu Thừa Thiên Huế sẽ tham dự Giải vô địch Các CLB Jujitsu 2023 với hy vọng có “vàng”.