Thứ Tư, 22/04/2020 16:11

Nói chuyện về Kinh tế tuần hoàn

Ngày 22/10, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp với Viện Pháp tại Huế tổ chức chương trình Tọa đàm về Kinh tế tuần hoàn với sự tham gia của bà Emmanuelle Ledoux - Giám đốc Viện Kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp (INEC) và đại diện lãnh đạo các sở, ngành; các đơn vị, doanh nghiệp.

Bà Emmanuelle Ledoux - Giám đốc Viện Kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp (INEC) chia sẻ tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về kinh tế tuần hoàn, các mô hình áp dụng, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược về tái cấu trúc lại nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển dịch vụ, thương mại, kinh tế trí thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và công nghiệp văn hóa, giải trí.

Theo bà Emmanuelle Ledoux, trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các biến động chính trị tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng năng lượng, sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, kinh tế tuần hoàn là một mô hình phát triển giúp chuyển đổi kinh tế xã hội sang trạng thái sản xuất tiêu dùng bền vững.

Không giống với nền kinh tế truyền thống, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống ngay từ bước thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình hoạt động và mô hình kinh doanh đã hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng hóa chất và chất thải độc hại. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên việc sáng tạo ra các vòng tuần hoàn các giá trị tích cực mỗi lần sử dụng hay tái sử dụng vật liệu hay sản phẩm trước khi đến giai đoạn tiêu hủy cuối cùng. Kinh tế tuần hoàn chú trọng đến cách thức thiết kế, sản xuất và tiêu dùng mới, kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, ưu tiên sử dụng hơn là sở hữu, tái sử dụng và tái chế các thành phần. Và bài toán kinh tế đặt ra giữa chi phí và lợi nhuận là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Tại buổi nói chuyện, các đại biểu cùng tham gia và thảo luận về chủ đề Kinh tế tuần hoàn với bà Emmanuelle Ledoux, tìm hiểu sâu hơn về kinh tế tuần hoàn và cách để có thể đưa kinh tế tuần hoàn đi vào thực tế.

Giám đốc Viện Kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp cũng chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Pháp và một số quốc gia khác cũng như các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chia sẻ, trao đổi về nền kinh tế tuần hoàn và các hệ thống chuỗi cung ứng bền vững; các tác động môi trường của các sản phẩm kinh tế tuần hoàn và sự phát triển; nhãn sản phẩm cho nền kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt là vai trò của đa dạng sinh học trong nền kinh tế tuần hoàn; Cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế tuần hoàn và định hướng của phát triển Kinh tế tuần hoàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.