Thứ Ba, 16/06/2020 07:33

Nuôi dưỡng nguồn thu, động lực trong tăng thu ngân sách

Việc thực hiện hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhằm nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững đã góp phần tạo nên những bước tiến trong thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm nay.

Thu ngân sách ngành Thuế năm 2022 bằng 124% dự toánTuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế

Thu ngân sách bằng 171% dự toán

Năm nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với các chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy kinh tế Thừa Thiên Huế phục hồi và tăng trưởng khá. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN nhờ đó có những bước phát triển.

Cùng với đó, cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường hoạt động quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận; rà soát những nguồn thu có tiềm năng, nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý. Đồng thời, các đơn vị cũng quyết liệt trong quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, hoạt động chuyển nhượng bất động sản, góp phần tạo nên những bước tăng trong hoạt động thu ngân sách.

Nhờ đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 11 tháng qua đã đạt 11.759 tỷ đồng, bằng 171% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa ước đạt 11.157 tỷ đồng, bằng 174% dự toán; thu thuế từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 568 tỷ đồng, bằng 123% dự toán. Con số này không quá xa so với mục tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách năm 2022 là 12.000 tỷ đồng mà UBND tỉnh đặt ra từ đầu năm.

So sánh trong mối tương quan chung từ góc độ thực hiện dự toán ngân sách thì mức tăng 171% so với dự toán giao của Bộ Tài chính với mức tăng trưởng ngân sách so với dự toán 116% của cả nước thì đây là một nỗ lực không nhỏ. Tuy nhiên, nếu so sánh chi tiết tổng thu ngân sách giữa Thừa Thiên Huế với các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi... thì con số gần 12.000 tỷ đồng thu ngân sách vẫn khá khiêm tốn, nhất là đối với hoạt động thu thuế trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, thu nội địa. Điều này đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải nỗ lực hơn nữa, nhất là trong hoạt động kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào nghiên cứu đầu tư, thúc đẩy các dự án lớn có đóng góp lớn cho ngân sách nhanh chóng đi vào hoạt động...

Hiệu lực từ các chính sách đồng hành với doanh nghiệp

Trên cơ sở kết quả thu ngân sách năm 2022, ông Hà Văn Khoa, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh nhận định, hầu hết các khoản thu trong năm nay đều đã hoàn thành và tăng so với cùng kỳ. Nhiều khoản thu có mức tăng trưởng cao như các khoản thu từ tiền thuê đất, thu từ cổ tức và lợi nhuận sau thuế, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động xổ số kiến thiết, lệ phí trước bạ, thu từ DN Nhà nước Trung ương, DN Nhà nước địa phương. Cụ thể, thu DN Nhà nước ước đạt 397 tỷ đồng, bằng 113% dự toán; thu DN có vốn đầu tư nước ngoài 3.234 tỷ đồng, bằng 154% dự toán; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 1.481 tỷ đồng, bằng 148% dự toán; thuế thu nhập cá nhân 550 tỷ đồng, bằng 190% dự toán.

Để đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách, ngoài triển khai các giải pháp đồng hành cùng DN, tuyên truyền, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, ngành thuế còn thực hiện thành công chuyển đổi hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn tỉnh giảm thiểu tình trạng thất thu thuế. Cục Thuế đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt triển khai nhiều đề án chống thất thu thuế. Có thể kể tên như đề án quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; đề án chống thất thu trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; chống thất thu xây dựng nhà tư nhân...  Những đề án này đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác chống thất thu thuế nói riêng và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng thu ngân sách nói chung.

Riêng với ngành hải quan, để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách trong hoạt động xuất, nhập khẩu, ngay từ đầu năm, Cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch thu ngân sách và tập trung các giải pháp đảm bảo thu ngân sách hiệu quả.

Ông Đỗ Hoàng Dương, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Hải quan tỉnh thông tin, trong năm, ngành hải quan đã tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Kịp thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh của chi cục, DN trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thu, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra góp phần chống thất thu cho NSNN. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy, không để xảy ra điểm “nóng” trong địa bàn quản lý.

Còn chưa đầy 1 tháng để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Vì thế, ngoài đẩy mạnh triển khai thu ngân sách trong tháng cuối cùng của năm 2022 và thực hiện có hiệu quả việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước tại Nghị quyết 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021. Ngành Tài chính cũng xây dựng kế hoạch thúc đẩy tăng thu ngân sách năm 2023 với nhiều giải pháp quan trọng, như: tăng cường khai thác nguồn thu vãng lai; kinh doanh qua mạng; bán đấu giá quyền sử dụng đất;...

Thừa Thiên Huế còn triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế. Nhất là triển khai hiệu quả đề án chống thất thu trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh thực hiện hiệu quả việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN, nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh các thành phần kinh tế. Tạo quỹ đất sạch để mời gọi các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, có uy tín tham gia vào những dự án chiến lược, góp phần bồi dưỡng nguồn thu, gia tăng đóng góp ngân sách địa phương… Từ đây tạo nên dư địa lớn trong hoạt động thu ngân sách, hướng đến thực hiện mục tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2023 đạt 13.000 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ
Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ

Sau tết nguyên đán, 1.250 thanh niên ưu tú trên toàn tỉnh chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) háo hức chuẩn bị cho ngày hội tòng quân. Chính quyền địa phương đã quan tâm thăm hỏi, động viên thân tình, sự vào cuộc kịp thời, chu đáo của các cấp, ngành, đoàn thể, góp phần tiếp thêm động lực, giúp anh em thanh niên sẵn sàng tâm thế gia nhập quân ngũ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.